Hành tinh kiên cường tạo lại khí quyển thay thế sau khi mất lớp ban đầu

16/03/2021 14:53 GMT+7

Mất đi khí quyển bảo vệ, một hành tinh lại “mọc” ra lớp mới? Trường hợp khó tin này đã xảy ra tại một hành tinh vô cùng kiên cường ở cách Trái đất 41 năm ánh sáng sau vụ chạm trán khốc liệt với sao trung tâm.

Hành tinh GJ 1132 b có điểm tương đồng lẫn vô cùng khác biệt so với Trái đất. Nó có đường kính lớn gấp vài lần so với địa cầu, nhưng cả hai đều chia sẻ mật độ và áp suất khí quyển như nhau, và đều xuất hiện cách đây 4,5 năm tỉ năm.
Cũng như hành tinh chúng ta, GJ 1132 b ban đầu sở hữu một khí quyển giàu hydrogen, trước khi dần dần nguội đi.
Tuy nhiên, khởi điểm của chúng rất khác nhau, theo đồng tác giả báo cáo Raissa Estrela, nhà khoa học hành tinh đang làm việc cho NASA.
Nếu Trái đất luôn là một thế giới cấu tạo bằng đá, GJ 1132 b được sinh ra trong trạng thái như Hải Vương tinh, một hành tinh khí.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện hành tinh này đã bị sao trung tâm là một sao lùn đỏ tước đoạt khí quyển giàu hydrogen và helium đến tận phần lõi đá.
Vào thời điểm hiện tại, GJ 1132 b đã lột xác thành một hành tinh đá, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomical Journal.
Nhờ vào sự hỗ trợ của kính không gian Hubble, nhóm chuyên gia Mỹ đã quan sát trực tiếp đối tượng, và kết hợp dữ liệu thu được từ mô hình máy tính, họ cho rằng GJ 1132 b đã mọc lên khí quyển thứ hai, nhờ vào hoạt động của núi lửa trên bề mặt hành tinh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.