Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả bắt đầu sôi động từ cuối năm 2022, khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều mặt hàng trái cây tiếp tục được thị trường Trung Quốc đón nhận như: thanh long, sầu riêng, mít, xoài…
Giá trị xuất khẩu tăng đột biến từ 2 tuần cuối tháng 5.2023 khi đạt trên 400 triệu USD; tăng gấp đôi so với 2 tuần trước đó. Đáng chú ý, tháng 6.2023, xuất khẩu rau quả "bùng nổ" mạnh mẽ, với mức tăng gấp 2,7 lần so với tháng 6.2022, đã đưa kim ngạch lên tới 1 tỉ USD chỉ trong 1 tháng. Đây là con số gần như "không tưởng", bởi từ trước tới nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả bình quân mỗi tháng luôn dao động dưới 300 triệu USD.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, trong quý 3/2023 và 4/2023, sẽ có gần 7,6 triệu tấn các loại trái cây chính cần tiêu thụ như: xoài, chuối, thanh long, dứa, cam, vải, nhãn, sầu riêng, mít, bơ…
Để đạt được những con số tích cực trên, song song phát triển kênh nội địa và xuất khẩu, việc đổi mới tư duy, đổi mới kỹ thuật, trong đó áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ là giải pháp hiệu quả, giúp nông dân vơi bớt âu lo và tạo ra những tác động tích cực cho ngành.
Ngoài ra, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp công nghệ cũng đã triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy bà con nông dân, hợp tác xã nông nghiệp (HTX) chuyển đổi số. Thông qua việc mở thêm kênh tiêu thụ trên các nền tảng trực tuyến, nâng cấp hạ tầng lưu trữ, dữ liệu, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ,… nhiều HTX nông nghiệp đã được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số, từng bước tham gia vào quá trình chuyển đổi số của quốc gia. Trong đó, dự án GrabConnect là một ví dụ điển hình.
Năm 2021, dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Nhiều mặt hàng nông sản chất lượng, an toàn gặp khó khăn để đến được tay người dùng cuối với mức giá hợp lý.
Trong bối cảnh đó, tháng 6.2021, Grab công bố dự án GrabConnect nhằm kết nối nông sản và đặc sản địa phương an toàn, chất lượng từ nông dân đến người tiêu dùng khắp cả nước thông qua nền tảng công nghệ. Dự án được khởi động với chiến dịch đầu tiên là hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang.
Trong những năm qua, GrabConnect đã nỗ lực giản lược các khâu trung gian để kết nối với nhiều nhà vườn, HTX hơn. Từ đó, nông sản của họ được tiếp cận toàn bộ hệ sinh thái Grab với mạng lưới đối tác rộng khắp, mang đến lợi ích thiết thực cho các bên, cụ thể:
Chỉ sau vài tháng hợp tác, vườn sầu riêng của ông ở Tây Ninh có sản lượng đầu ra tăng 30% so với cùng kỳ. Ngoài ra, nhờ các chương trình quảng bá trên GrabMart, thương hiệu sầu riêng Ri6 Huỳnh Quới được nhiều đối tác biết đến. Một vườn sầu riêng khác do ông Quới đồng sở hữu ở Khánh Sơn (Nha Trang) đã được một đối tác đặt trước 50% sản lượng, dự kiến thu hoạch vào tháng 8.
Là một trong những đối tác cửa hàng GrabMart được kết nối với nguồn sầu riêng Ri6 Huỳnh Quới, đại diện Farmers Market đánh giá nguồn trái cây của GrabConnect có chất lượng cao và ổn định.
"Đặc biệt, sự hỗ trợ từ GrabMart trong việc quảng bá sản phẩm nông sản trên các kênh truyền thông đã giúp doanh thu của Farmers Market, đặc biệt là mặt hàng trái cây đặc sản tăng đáng kể, lên đến 25% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu trái cây đặc sản được cung cấp bởi GrabConnect đóng góp tới 60% doanh thu của sản phẩm trái cây Việt mà Farmers Market đang kinh doanh", đại diện Farmers Market nhận định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nông sản Việt vẫn cần nhiều giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn để thúc đẩy đà tăng trưởng, trong đó chuyển đổi số được xem là nhiệm vụ tiên quyết. Cùng với sự đồng hành của các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp công nghệ, những sáng kiến như dự án GrabConnect đã và đang góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, ủng hộ Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.
Nguồn: Grab
Bình luận (0)