Cảnh báo nói trên được đưa ra vào thời điểm loại thức uống giải khác này đang bắt đầu trở nên thịnh hành tại các nước châu u, đặc biệt là Đức.
Sau khi kiểm tra thành phần của các hạt bột bán, hay còn gọi là hạt trân châu, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y Aachen (Đức) phát hiện ra nhiều hóa chất thuộc loại PCB (polychlorinated biphenyls), vốn là một trong 12 loại hóa chất độc hại nguy hiểm nhất cần phải loại trừ trên toàn cầu vào năm 2025 theo Công ước Liên Hiệp Quốc.
Mẫu trân châu nói trên được sản xuất tại Đài Loan và được lấy từ một cửa hàng giải khát tại thành phố Monchengladbach, tây bắc nước Đức.
Ngoài ra, vào đầu tháng 8, Viện Thẩm định Rủi ro Liên bang Đức cũng đã đưa ra cảnh báo rằng hạt trân châu trong trà sủi bọt có thể khiến trẻ em bị mắc nghẹn.
“Trẻ em từ 4 tuổi trở xuống dễ có nguy cơ bị ngoại vật lọt vào trong phổi một cách vô ý. Và đó chính xác là rủi ro có thể xảy ra khi chúng hút hạt trân châu bằng ống hút”, AFP trích dẫn thông báo của viện này cho biết.
Hoàng Uy
>> 100% mẫu trà sữa trân châu không đạt chuẩn vi sinh
>> Sản xuất hạt trân châu 7 năm không có chứng nhận VSATTP
>> Đình chỉ một cơ sở sản xuất hạt trân châu
>> Nếm trà sữa Đài Loan tại TP.HCM
>> Trà, sữa không thể "chung sống
Bình luận (0)