Hiểu hơn về một văn hóa tín ngưỡng
Ngũ biến trình diễn 5 giá hầu đồng theo phong tục tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2016. Vở do NSND Anh Tú biên tập và đạo diễn theo hình thức sân khấu hóa. NSND Lệ Ngọc lần lượt hóa thân 5 vị thánh khác nhau trong 5 giá hầu đồng: chầu Đệ Nhị Mẫu, ông Hoàng Mười, cô bé, Đệ ngũ Tuần Tranh, cô Bơ. NSND Lệ Ngọc cho biết: “Tôi và NSND Anh Tú đã bàn nhau dựng vở diễn này để dự Liên hoan sân khấu Trung Quốc - ASEAN vào năm 2016, cũng là thời điểm hồ sơ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đang được xét duyệt để trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây chính là dịp để chúng tôi quảng bá loại hình văn hóa này với bạn bè quốc tế”. Ngũ biến năm đó đã giành được giải Tiết mục xuất sắc và Nghệ sĩ trình diễn xuất sắc tại liên hoan này.
Trong đợt lưu diễn ở TP.HCM vừa qua, vở diễn này cũng gây dấu ấn với nhiều khán giả phía nam, vốn còn chưa hiểu nhiều về hình thức tín ngưỡng thờ đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Với những khán giả trẻ, nhiều người tỏ ra bất ngờ khi trước nay vẫn nghĩ hầu đồng là một hình thức mê tín dị đoan, với định kiến không hay về các ông đồng, bà đồng, thường bị xem là những người lừa đảo về chuyện lên đồng, nhập hồn. Qua phỏng vấn tại chỗ hay gửi lại lưu bút cho chương trình, nhiều khán giả đã thể hiện sự bất ngờ và thú vị về hình thức hát chầu văn cùng nghi lễ hầu đồng.
|
Chỉ là trình diễn, không mang yếu tố tâm linh
Việc hình thức hầu đồng xuất hiện trên sân khấu, bên cạnh mặt tích cực là giúp giới thiệu những nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng thờ đạo Mẫu, cũng gây ra những ý kiến lo lắng khi cho rằng nghi lễ này sẽ phần nào làm mất đi tính trang nghiêm và chỉ nên có ở những nơi tôn nghiêm như đền, phủ. Ngoài ra, nếu biểu diễn không đúng, trình thức không chính xác, sẽ khiến khán giả hiểu sai về nghi lễ.
tin liên quan
Sân khấu Lệ Ngọc diễn miễn phí phục vụ khán giả TP.HCMĐạo diễn Huỳnh Tấn Phát cũng nêu ý kiến không nên xem những gì biểu diễn trên sân khấu giống như trong đền, phủ vì nó chỉ là tái hiện thôi.
Còn theo NSND Lệ Ngọc, Ngũ biến dù thể hiện về đạo thờ Mẫu nhưng mang tính biểu diễn là chính. Vở đã được mời biểu diễn ở các nước như Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Philippines... và đều nhận được phản hồi tốt từ khán giả, giúp họ hiểu hơn về một văn hóa tín ngưỡng của VN. “Từ 5 giá hầu đồng này, tôi dự định sẽ làm thêm, kết hợp với các tiết mục dân gian khác thành một chương trình có thời lượng khoảng 2 giờ để tiếp tục biểu diễn giới thiệu ở các nước”, chị cho biết.
Cần có lời giới thiệu trước khi biểu diễn
NSƯT Lê Chức nhấn mạnh: “Khi đưa hầu đồng lên sân khấu, phải có lời giới thiệu, lời dẫn, không cần nhiều nhưng cần hướng người xem và người nghe đi vào một thế giới của hình thức hát hầu thánh. Ví dụ như màu xanh là đại diện cho vùng núi, màu trắng đại diện cho vùng nước, màu đỏ đại diện cho vùng trời... để khi xem, nhìn sắc phục là hiểu nhân vật đang lễ vấn về cái gì đó liên quan đến vùng cõi nào; rồi vì sao lại cầm nến, cầm lửa, vì sao phải uống rượu...
|
Bình luận (0)