Sinh ra với những rào cản về mặt ngoại hình hay điều kiện kinh tế, nhưng những bạn trẻ này đều có cách hiện thực hóa giấc mơ của mình, bởi chẳng có cánh cửa nào tự đóng, trừ khi chính tay bạn khóa nó đi.
Nguyễn Phúc Gia Huy - Ảnh Vlog của Huy
|
Người thách thức định kiến
Cho đến thời điểm này, cái tên “Dưa Leo” đã rất quen thuộc với nhiều người, với tư cách là người theo đuổi thể loại hài độc thoại thành công ở VN. Thế nhưng, đối với Nguyễn Phúc Gia Huy, đó là một hành trình không hề dễ dàng.
Cho đến thời điểm này, cái tên “Dưa Leo” đã rất quen thuộc với nhiều người, với tư cách là người theo đuổi thể loại hài độc thoại thành công ở VN. Thế nhưng, đối với Nguyễn Phúc Gia Huy, đó là một hành trình không hề dễ dàng.
|
Nói ra dễ dàng là vậy, nhưng anh cũng mất vài năm đắn đo, sau đó là rèn luyện khi quyết định gắn bó với hài độc thoại. Những video clip đầu tiên Huy thể nghiệm là vào năm 2009 và anh tự xét nhận là “dở không thể tả”. Và “đau đớn” hơn, như Huy bộc bạch, có lần anh đang diễn thì buộc phải… ngừng lại vì “có người chạy thẳng lên sân khấu giật luôn cái micro”.
“Coi lại mới hiểu tại sao hồi đó người ta ghét mình, đến mình còn không chịu nổi nữa là. Nhớ hồi đó tôi đi diễn ở quán, nói hoài hổng ai cười, mà cái thể loại này, 15 - 20 giây đầu tiên người ta không cười là coi như xong rồi đó” anh chàng tự nhận.
Buồn nhưng không nản, Huy tự học và cải thiện bằng sách vở cũng như những đoạn diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới. Với Huy, hài độc thoại không chỉ là ước mơ, nó còn là phương tiện kiếm sống lẫn niềm tin vào khả năng của bản thân, rằng mình thật sự được sinh ra để theo đuổi con đường này.
Cách nhìn nhận khác biệt, hài hước trong mọi vấn đề đã giúp Huy được cộng đồng trẻ công nhận và yêu mến, không chỉ trên sân khấu mà còn ở những đoạn viết trên trang cá nhân hay vlog về... đủ thứ chuyện.
Anh cũng chính là người “thách thức” quan niệm kịch hài luôn phải gieo một bài học sâu sắc, về nhân sinh hoặc đạo đức vào tâm trí người xem. Với Huy, bài học về đạo đức có ở xung quanh ta và nó hoàn toàn không phải nhiệm vụ của hài kịch, “không ai có thể dạy người khác cách sống cuộc đời của họ”, anh nói.
Đến thời điểm này, Huy không ngại thừa nhận mình đã nghĩ khác đi nhiều.
“Nói chung, hên hay xui là do cách mình nhìn nhận cuộc đời thôi. Nếu bạn sinh ra đói nghèo mà bạn cố gắng thay đổi cuộc sống thành công, thì đó là may mắn vì đã không thất bại rồi”, anh viết.
Tin vào bản thân
Câu chuyện của Dưa Leo nhắc nhiều người nhớ đến trường hợp của nhiều nghệ sĩ như diễn viên Thái Hòa, Minh Béo, Hoàng Mập, Hiếu Hiền, Bạch Long… hay mới đây là anh chàng “nấm lùn” 1 m 26 Trần Xuân Tiến. Không sở hữu ngoại hình bắt mắt trong một thế giới trọng vẻ ngoài như làng giải trí, nên thành công của nhóm người này khiến rất nhiều người ngưỡng mộ, nhất là các bạn trẻ.
Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ công nghệ cộng thêm sự phát triển của truyền thông đại chúng, những nghề nghiệp mang tính chất hào nhoáng như diễn viên điện ảnh - sân khấu, ca sĩ, người mẫu, đạo diễn… bỗng chốc thật gần tầm với, như một lối đi cho người trẻ. Quỳnh Như, giáo viên một trung tâm Anh ngữ ở TP.HCM qua vòng thử giọng của “Thần tượng âm nhạc” cho biết, việc đi thi những chương trình thực tế là cách rất tốt để kiểm tra năng lực bản thân và xem mình có thật sự muốn theo đuổi ước mơ hay không.
Còn với cô sinh viên Thu Hằng, việc rớt từ vòng loại của “Người mẫu VN” không hề làm nguội đi ước mơ muốn được đổi đời, “vịt hóa thiên nga”, được đi nước ngoài như những quán quân của chương trình.
“Ban đầu, mấy bạn đó cũng có hơn gì mình đâu, vậy mà cuối cùng thì hoàn toàn lột xác. Dù nhiều người vẫn bảo là thôi bỏ đi, đâu phải ai cũng được, có kịch bản hết mà, nhưng mình vẫn nghĩ có niềm tin thì ít ra đỡ hơn là không. Mình không tin vào bản thân thì ai tin bây giờ. Nghĩ khác đi một chút thì mọi thứ đều có thể”.
Hằng cho biết mình sẽ cố gắng rèn luyện để tham dự nhiều cuộc thi hơn nữa. Còn nếu giả sử vẫn không được, cô nói mình cũng không hối tiếc vì đã “cố hết sức rồi!”.
Và thật sự, bạn không thể biết mình có thể bay đến bao xa, nếu không bắt đầu tung cánh!
“Coi lại mới hiểu tại sao hồi đó người ta ghét mình, đến mình còn không chịu nổi nữa là. Nhớ hồi đó tôi đi diễn ở quán, nói hoài hổng ai cười, mà cái thể loại này, 15 - 20 giây đầu tiên người ta không cười là coi như xong rồi đó” anh chàng tự nhận.
Buồn nhưng không nản, Huy tự học và cải thiện bằng sách vở cũng như những đoạn diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới. Với Huy, hài độc thoại không chỉ là ước mơ, nó còn là phương tiện kiếm sống lẫn niềm tin vào khả năng của bản thân, rằng mình thật sự được sinh ra để theo đuổi con đường này.
Cách nhìn nhận khác biệt, hài hước trong mọi vấn đề đã giúp Huy được cộng đồng trẻ công nhận và yêu mến, không chỉ trên sân khấu mà còn ở những đoạn viết trên trang cá nhân hay vlog về... đủ thứ chuyện.
Anh cũng chính là người “thách thức” quan niệm kịch hài luôn phải gieo một bài học sâu sắc, về nhân sinh hoặc đạo đức vào tâm trí người xem. Với Huy, bài học về đạo đức có ở xung quanh ta và nó hoàn toàn không phải nhiệm vụ của hài kịch, “không ai có thể dạy người khác cách sống cuộc đời của họ”, anh nói.
Đến thời điểm này, Huy không ngại thừa nhận mình đã nghĩ khác đi nhiều.
“Nói chung, hên hay xui là do cách mình nhìn nhận cuộc đời thôi. Nếu bạn sinh ra đói nghèo mà bạn cố gắng thay đổi cuộc sống thành công, thì đó là may mắn vì đã không thất bại rồi”, anh viết.
Tin vào bản thân
Câu chuyện của Dưa Leo nhắc nhiều người nhớ đến trường hợp của nhiều nghệ sĩ như diễn viên Thái Hòa, Minh Béo, Hoàng Mập, Hiếu Hiền, Bạch Long… hay mới đây là anh chàng “nấm lùn” 1 m 26 Trần Xuân Tiến. Không sở hữu ngoại hình bắt mắt trong một thế giới trọng vẻ ngoài như làng giải trí, nên thành công của nhóm người này khiến rất nhiều người ngưỡng mộ, nhất là các bạn trẻ.
Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ công nghệ cộng thêm sự phát triển của truyền thông đại chúng, những nghề nghiệp mang tính chất hào nhoáng như diễn viên điện ảnh - sân khấu, ca sĩ, người mẫu, đạo diễn… bỗng chốc thật gần tầm với, như một lối đi cho người trẻ. Quỳnh Như, giáo viên một trung tâm Anh ngữ ở TP.HCM qua vòng thử giọng của “Thần tượng âm nhạc” cho biết, việc đi thi những chương trình thực tế là cách rất tốt để kiểm tra năng lực bản thân và xem mình có thật sự muốn theo đuổi ước mơ hay không.
Còn với cô sinh viên Thu Hằng, việc rớt từ vòng loại của “Người mẫu VN” không hề làm nguội đi ước mơ muốn được đổi đời, “vịt hóa thiên nga”, được đi nước ngoài như những quán quân của chương trình.
“Ban đầu, mấy bạn đó cũng có hơn gì mình đâu, vậy mà cuối cùng thì hoàn toàn lột xác. Dù nhiều người vẫn bảo là thôi bỏ đi, đâu phải ai cũng được, có kịch bản hết mà, nhưng mình vẫn nghĩ có niềm tin thì ít ra đỡ hơn là không. Mình không tin vào bản thân thì ai tin bây giờ. Nghĩ khác đi một chút thì mọi thứ đều có thể”.
Hằng cho biết mình sẽ cố gắng rèn luyện để tham dự nhiều cuộc thi hơn nữa. Còn nếu giả sử vẫn không được, cô nói mình cũng không hối tiếc vì đã “cố hết sức rồi!”.
Và thật sự, bạn không thể biết mình có thể bay đến bao xa, nếu không bắt đầu tung cánh!
Ý KIẾN
Chọn ước mơ vừa sức Mỗi bạn trẻ không chỉ biết cách hoạch định mục tiêu, mà cần biết chắc chắn tố chất, sở thích, năng khiếu của bản thân để chọn ước mơ vừa sức, hợp lý, phù hợp với khả năng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần quan tâm và tôn trọng sở thích của con em, chứ đừng ép, đừng tự mình chọn ước mơ thay cho con. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung
(Trung tâm đào tạokỹ năng Ý Tưởng Việt) Lập kế hoạch rõ ràng
Trước đây, tôi mơ thi vào ĐH nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép nên khi học xong hết lớp 12 tôi phải tạm từ bỏ ước mơ để bươn chải phụ giúp gia đình. Trong thời gian đó, ban ngày tôi đi làm, tối về tự học để khỏi quên kiến thức, đồng thời lập kế hoạch để ôn thi vào hệ tại chức của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Mặc dù vừa học vừa làm rất vất vả nhưng tôi vẫn cố gắng để đạt được ước mơ của mình. Và sau một thời gian không ngừng nỗ lực, tôi đã lấy được tấm bằng cử nhân kinh tế. Trần Thị Trang
(Nhân viên kế toán tại Q.1, TP.HCM) Chia nhỏ từng đoạn
Cuộc sống phải có ước mơ nhưng muốn ước mơ trở thành hiện thực thì phải cụ thể hóa. Tức là phải thực hiện từng chặng và chia nhỏ từng đoạn đường đi. Chẳng hạn mình muốn 10 năm tới phải mua được một căn nhà trị giá 1 tỉ đồng thì ngay từ bây giờ mình phải tích góp, dành dụm từ từ chứ không thể nói muốn mua căn nhà 1 tỉ đồng là có đúng số tiền đó mới mua. Nguyễn Hữu Thọ
(P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) Lê Thanh (ghi) |
Bình luận (0)