Bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer) là một bệnh lý não bộ, gây ra bởi hiện tượng lắng đọng các mảng lão hoá Amyloid và các đám rối thần kinh trong não. Kết quả của quá trình này gây chết các tế bào não và làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người bệnh.
Cơ chế gây bệnh của bệnh Alzheimer và mức độ teo ở người bệnh Alzheimer |
Dấu hiệu Alzheimer giai đoạn đầu
Theo TS-BS Trần Công Thắng, triệu chứng của bệnh Alzheimer rất đa dạng, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể bệnh. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ nhấn mạnh ba triệu chứng mà người bệnh không nên bỏ qua gồm: giảm trí nhớ, khó diễn đạt bằng ngôn ngữ và thay đổi hành vi, tâm trạng, tính cách.
Cụ thể, triệu chứng giảm trí nhớ được hiểu là người bệnh không nhớ được các thông tin mới. Ở giai đoạn sơ khởi, họ có thể quên những việc mới xảy ra cách đây vài ngày, vài giờ. Đến giai đoạn nặng, ngay cả những sự việc xảy ra đã lâu trong quá khứ họ cũng không nhớ.
Triệu chứng khó khăn diễn đạt bằng ngôn ngữ là khi người bệnh không nhớ được tên người quen, gặp khó khăn khi duy trì một cuộc trò chuyện với người khác. Ở giai đoạn nặng hơn, họ có thể dùng từ sai hoặc quên nghĩa của từ.
Thay đổi hành vi, tâm trạng, tính cách là triệu chứng thứ ba cần lưu ý. Họ có thể trở nên bối rối, nghi ngờ, chán nản, sợ hãi hay lo lắng. Người bệnh cũng có thể dễ dàng nổi nóng ở nhà, tại nơi làm việc, khi ở với bạn bè hoặc ở những nơi mà họ cảm thấy không thoải mái. Một số người sẽ cảm thấy thu rút, không muốn giao tiếp. Một số bắt đầu từ bỏ các sở thích, các hoạt động xã hội, các dự án công việc hay các môn thể thao mà họ hay thích làm.
Mặc dù chưa hoàn toàn hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, các nhà khoa học ghi nhận người càng có nhiều yếu tố nguy cơ sau càng dễ mắc bệnh Alzheimer. Các yếu tố đó bao gồm tuổi cao; gia đình có người mắc bệnh Alzheimer; chấn thương đầu; xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu; cuộc sống căng thẳng nhiều lo âu và mất ngủ; lối sống không lành mạnh như thừa cân, ít vận động, ít rèn luyện trí óc, hút thuốc và dùng nhiều rượu bia.
Các phương pháp “chẩn bệnh” của bác sĩ
Thông thường, để chẩn đoán bệnh Alzheimer, các bác sĩ cần hỏi kỹ bệnh sử và khám bệnh rất tỉ mỉ. Bác sĩ sẽ cần biết về các thuốc người bệnh đã sử dụng, tình trạng bệnh lí và các triệu chứng tương tự của các người thân trong gia đình.
Một bộ trắc nghiệm đánh giá tình trạng trí nhớ và nhận thức sẽ được tiến hành. Sau khi đã có đủ thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm phù hợp như các xét nghiệm về máu và chụp hình ảnh sọ não. Ở một số người bệnh đặc biệt, bác sĩ có thể đề nghị chọc dịch thắt lưng để xác định bệnh. Quy trình này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh Alzheimer chính xác hơn và loại trừ một số bệnh lí khác có biểu hiện tương tự. Do đó, người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ là bệnh Alzheimer cần được thăm khám và xét nghiệm ở các cơ sở y tế có kinh nghiệm và trang thiết bị.
Trò chuyện, thấu hiểu là yếu tố quan trọng trong điều trị Alzheimer |
Có thể thấy, việc dành thời gian trò chuyện, tìm hiểu, quan tâm đến bệnh nhân là yếu tố then chốt trong các giai đoạn điều trị Alzheimer. Nắm được điều này, Tập đoàn dược Eisai (Nhật Bản), đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh sa sút trí tuệ đã lựa chọn triết lý “hhc” (human health care) làm kim chỉ nam trong suốt 80 năm hoạt động của mình. “hhc” ưu tiên hàng đầu về chăm sóc sức khỏe cho cả bệnh nhân và gia đình của họ, quan tâm mỗi người bệnh như gia đình, thấu hiểu để giúp đỡ bằng hành động chứ không đơn thuần chỉ dùng thuốc. Bí quyết từ tập đoàn này chính là gợi ý tuyệt vời cho hướng chăm sóc và điều trị sa sút trí tuệ tại Việt Nam.
Bình luận (0)