Tập trung cho chất lượng cao
Thông tư của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao (CLC) bậc ĐH có quy định là chỉ tiêu chương trình CLC nằm trong tổng chỉ tiêu đào tạo đã xác định hằng năm của cơ sở đào tạo theo quy định. Trên thực tế, tổng chỉ tiêu đào tạo của nhiều trường ĐH công lập dành nhiều cho chương trình CLC.
Trong đề án tuyển sinh trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, chỉ tiêu đào tạo CLC của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM còn nhiều hơn cả chỉ tiêu đào tạo chương trình bình thường. Cụ thể, với phương án xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia, tính cả các ngành đào tạo CLC bằng tiếng Việt và tiếng Anh, trường này dành đến 2.099 chỉ tiêu đào tạo CLC. Trong khi đó, chương trình đào tạo đại trà chỉ có 1.841 chỉ tiêu. Như vậy, chỉ tiêu dành cho các ngành CLC lên đến 53% tổng chỉ tiêu đào tạo của toàn trường.
Ngoài ra, trường này còn công bố xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT cho tối đa 40% chỉ tiêu tất cả các ngành hệ đào tạo CLC. Chưa kể, trường sử dụng tối đa 20% chỉ tiêu các ngành đào tạo CLC giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh để xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp.
tin liên quan
'Chóng mặt' với học phí đại họcNếu trước đây học phí các trường ĐH công lập chỉ thu theo một mức trần quy định, thì nay trong hệ thống này cũng có nhiều mức khác nhau. Có những chương trình học phí cao gấp nhiều lần đại trà.
Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM cũng dành rất nhiều chỉ tiêu để xét tuyển chương trình CLC. Theo đề án tuyển sinh của trường, trong tổng số 1.500 chỉ tiêu, trường xét 480 chỉ tiêu cho CLC. Hầu hết các ngành đều có đào tạo CLC.
Một số trường ĐH công lập khác cũng chú trọng chương trình CLC, như: Công nghiệp TP.HCM tuyển 1.240 CLC trong tổng số 6.915 chỉ tiêu, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là 250/4.300…
Chủ yếu học phí cao
|
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dự kiến mức thu học phí ĐH chính quy là 16,5 triệu đồng/sinh viên. Trong khi đó, chương trình CLC (dạy bằng tiếng Việt) khóa tuyển sinh năm nay thu tới 28 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Kinh tế - Luật thu học phí chương trình bình thường là 740.000 đồng/tháng/sinh viên, chương trình CLC là 2,2 triệu đồng/tháng. Riêng đối với ngành kinh doanh quốc tế giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh học phí là 3,5 triệu đồng.
Tuy nhiên, điểm chuẩn chương trình CLC thường thấp hơn chương trình đại trà. Chẳng hạn, điểm chuẩn các ngành thuộc CLC năm 2016 của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thấp hơn đại trà từ 3 điểm trở lên. Điểm chuẩn năm 2016 các ngành CLC của Trường ĐH Kinh tế - Luật thấp hơn ngành bình thường từ 1 - 4 điểm. Chênh lệch 2 chương trình này tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là từ 1,5 - 3,5 điểm.
tin liên quan
Đừng để tự chủ chỉ là tăng học phíHội thảo Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, diễn ra tại Trường ĐH Thương mại hôm qua (28.2), đặt ra một số ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo khi được phép thu học phí cao.
Giảm cơ hội cho thí sinh thiếu điều kiện tài chính
Việc dành quá nhiều chỉ tiêu cho chương trình CLC dẫn đến tình trạng các trường này có xu hướng nâng điểm chuẩn chương trình đại trà lên cao để thí sinh nếu muốn học mà điểm chưa đủ, buộc phải vào chương trình CLC.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng Bộ GD-ĐT không khống chế chỉ tiêu chương trình thì hệ lụy sẽ khó kiểm soát. Các trường chạy theo nguồn thu bằng cách tăng chỉ tiêu đào tạo CLC. Việc tăng chỉ tiêu này làm giảm đi cơ hội của thí sinh không có điều kiện tài chính vào học chương trình đại trà. Về mặt tuyển sinh, nhìn từ bên ngoài sẽ thấy trường ĐH đó lấy điểm chuẩn cao. Nhưng thật ra, họ chỉ lấy điểm cao chương trình đại trà với chỉ tiêu nhất định. Số chỉ tiêu còn lại để tuyển vào chương trình CLC với điểm chuẩn thấp hơn nhiều.
Năm 2013, khi trao đổi với Báo Thanh Niên về chương trình CLC, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: “Bộ quy định đối tượng tuyển sinh CLC phải là những thí sinh đã trúng tuyển vào trường và vào ngành đăng ký. Nếu các trường tuyển thí sinh điểm thấp để thu học phí cao là thực hiện không đúng quy định”.
Bình luận (0)