Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

29/09/2015 18:00 GMT+7

Những lá bài Epic lên sóng trong bài viết lần này sẽ là của các class Hunter, Priest, Shaman và Warrior.

Tiếp theo loạt bài phân tích bản mở rộng The Grand Tournament (TGT) của game bài đông người chơi nhất hành tinh, Hearthstone, Thanh Niên Game sẽ cung cấp cho đọc giả những thông tin phân tích chi tiết và đầy đủ của những lá bài mới nhất.

Lock and Load

 Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

  • Chế độ đánh thường: Tốt
  • Chế độ Arena: Tệ
  • Tổng quan: Tốt

Lock and Load đã tạo ra một hướng đi mới cho người chơi Hunter trong Hearthstone. Tuy không quá thành công, nhưng nó phần nào kéo Hunter khỏi lối đánh "tát thẳng mặt" (face) khá nhàm chán.

Nhưng bộ bài Combo luôn rất thú vị và Hunter đã có một bộ bài như vậy nhờ Lock and Load. Những lá bài phép ít được sử dụng như Tracking, Arcane Shot hay thậm chí Flare cũng được dùng trong những phiên bản Lock and Load Hunter hiện hành. Cứ mỗi lần bạn nhận được một lá bài mới từ Lock and Load, lại có khả năng đó là một lá bài phép và bạn lại có thể sử dụng ngay lá bài mình được nhận được để nhận thêm bài.

Chỉ với 5-6 mana,bạn có thể có thêm 3 lá bài nữa sau khi sử dụng những lá bài phép rẻ, gần như là bạn đang quay vòng bài với Gadgetzan Auctioneer vậy. Phiên bản Malygos Hunter của Lothar với Emperor Thaurissan, Lock and Load và tất nhiên, Malygos có lối đánh thực sự rất thú vị và tạo ra nhiều combo mạnh mẽ.

Trong Arena thì lá bài này lại rất tệ. Nó không có giá trị khi sử dụng riêng lẻ, việc có nhiều spell thì rất khó khăn trong Arena khiến Lock and Load khó có thể được cho thấy hiệu quả. Không nên chọn lá bài này trong Arena.

Stablemaster

 Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Tồi

Lá bài này hơi yếu. Một minion 3 mana có chỉ số 4/2 không được tốt cho lắm, và năng lực của Stablemaster cũng khá khó dùng. Một phiên bản yếu hơn của Argent Protector với lượng mana lớn hơn, năng lực chỉ dùng được lên một dạng minion cụ thể và không thể được lưu lại đến những lượt sau.

Do những điểm yếu trên, một class có lối đánh thực dụng như Hunter sẽ không sử dụng Stablemaster trong những bộ bài của mình ở chế độ đánh xếp hạng.

Trong Arena, lá bài này tốt hơn đôi chút nếu bạn chọn nhiều minion dạng Beast. Tất nhiên với chỉ số 4/2 thì Stablemaster vẫn khá yếu, nhưng việc minion sống sót trên bàn đầu trong Arena xảy ra dễ dàng hơn trong Arena, khiến năng lực của minion này dễ kích hoạt hơn nhiều.

Confuse

 Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

  • Chế độ đánh thường: Tệ
  • Chế độ Arena: Tệ
  • Tổng quan: Tệ

Thêm một lá bài phụ thuộc tình huống khác của Priest, Confuse hoàn toàn không có giá trị sử dụng khi riêng lẻ, năng lực của nó phụ thuộc hoàn toàn vào trạng thái bàn đấu và cũng chẳng có ích lắm. Bạn có thể thử đánh lại Thaddius ở trong Naxxramas để trải nghiệm việc hoán đổi công thủ.

Confuse chỉ có tác dụng khi bạn có lợi thế. Bạn cần phải có một bàn đấu rất mạnh để năng lực của lá bài này thực sự ảnh hưởng đến trận đấu. Nếu không, Crazed Alchemist còn tốt hơn nó trong rất nhiều trường hợp khi cung cấp cho bạn thêm một minion 2/2.

Lá bài này sẽ hoàn toàn không xuất hiện trong chế độ xếp hạng. Những bộ bài Priest vốn đã quá chật chỗ bởi những mini-combo sẽ không thể chứa thêm một lá bài mang đầy tính huống như Confuse.

Trong Arena thì lá bài này thậm chí còn vô dụng hơn. Lá bài này gần như chẳng có ích lợi gì cả, Hungry Crab có lẽ còn tốt hơn Confuse.

Shadowfiend

 Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Tốt
  • Tổng quan: Trung bình

Một lá bài rất khó đánh giá. Shadowfiend bị những minion 3 mana hiện tại mà Priest đang sử dụng đánh bại hoàn toàn về mặt chỉ số, và năng lực của nó cũng không có tác dụng tức thời. Nhưng khi chơi Priest, rất nhiều trường hợp bạn sẽ có combo giữa Northshire Cleric và Circle of Healing để bốc rất nhiều bài, Shadowfiend khá mạnh trong những lúc như thế.

Thành thực mà nói thì Dark Cultist, Injured Blademaster hay thậm chí Blackwing Technician vẫn tốt hơn cho Priest rất nhiều so với lá bài này. Chúng giúp Priest vượt qua giai đoạn đầu ván bài dễ dàng, điều mà Shadowfiend không làm được. Lá epic này không phải là một lá bài tồi, nhưng năng lực của nó lai không đủ nhanh để tạo ra tác động lớn đến ván đấu. Xét cho cùng thì bạn vẫn có thể dùng Emperor Thaurissan nếu muốn, chắc chắn và nhanh hơn rất nhiều.

Trong Arena, lá bài này tốt hơn rất nhiều. Chỉ số 3/3 ở trong Arena không hề tồi với một lá bài 3 mana, năng lực khá tốt nếu có thể kích hoạt 1,2 lần.

Charged Hammer

 Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Tốt
  • Tổng quan: Trung bình

Một lá bài rất thú vị. Năng lực của nó cho bạn Hero Power giống như sau khi sử dụng Shadow Form. Tuy việc bỏ đi khả năng gọi Totem làm mất một số combo của Shaman, nhưng việc có thể gây 2 sát thương mỗi lượt quả thực rất hấp dẫn.

Nhưng để kích hoạt năng lực đấy, bạn phải sử dụng hết độ bền của vũ khí này, hoặc phá nó đi bằng việc dùng một vũ khí mới. Nhưng nhìn chung thì việc bỏ mất lượt 4 của bạn để sử dụng một vũ khí chỉ có thể gây 2 sát thương trong một lượt khiến bạn thua rất nhiều về tempo. Nếu bạn lại dành lượt 5 ngay sau đó để sử dụng một vũ khí khác có thể khiến bạn mất hẳn bàn đầu ngay sau đó và thậm chí Hero Power mới cũng không thể cứu được bạn.

Lá bài này phù hợp với một bộ bài Shaman chậm khi bạn mất thời gian sử dụng một vũ khí 4 mana chỉ có 2 sát thương để nâng cấp Hero Power - thứ mà trận đấu càng lâu sẽ cho càng nhiều lợi ích. Nhưng có vẻ như những bộ bài Shaman chú trọng việc tranh giành bàn đấu từ sớm Totem đang tỏ ra hiệu quả hơn nhiều.

Trong Arena, lá bài này rất mạnh. Vũ khí luôn rất tuyệt vời trong Arena và Hero Power sau khi thay đổi giúp bạn dễ dàng kiểm soát thế trận.

Elemental Destruction

 Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Tồi
  • Tổng quan: Trung bình

Một năng lực mạnh thường đòi hỏi một cái giá cao không kém. Sau khi sử dụng Elemental Destruction, bạn gần như bỏ qua lượt đấu sau của mình khi Overload của lá bài này quá nặng nề. Việc nó tác động lên cả minion đồng minh cũng rất tệ khi mà Shaman thường tập trung vào bàn đấu và có rất nhiều totem trên sân.

Lá bài này có lẽ phù hợp cho một bộ bài Shaman không sử dụng nhiều minion, ví dụ như Malygos Shaman. Nhưng việc mất đến 5 mana ở lượt đấu sau khiến lá bài này rất khó sử dụng. May mắn là Shaman đã có cách để loại bỏ Overload: Lava Shock. Nếu Elemental Destruction xuất hiện trong bất kỳ một bộ bài nào ở chế độ xếp hạng, chắc chắn Lava Shock sẽ đồng hành cùng nó.

Trong Arena, tuy rằng có sức mạnh rất lớn, nhưng cái giá quá lớn khiến nó không đáng được sử dụng. Có một lá bài dọn bàn mạnh lá rất tốt, nhưng tác động lên có minion của bạn và tốn tổng cộng 8 mana nếu bạn tính cả Overload khiến nó tệ hơn Flamestrike rất nhiều.

Nếu bạn phải sử dụng lá bài này (thường là khi bạn đang thua rất xa trên bàn đầu), lượt ra bài tiếp theo của bạn sẽ rất yếu và đối phương có nhiều mana hơn để dành lại lợi thế ban đầu, và bạn lại quay trở điểm xuất phát.

Magnataur Alpha

 Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Tốt
  • Tổng quan: Trung bình

Một lá bài khá thú vị. Năng lực của lá bài này giống hệt với Foe Reaper 4000 nhưng nó có thể ra sân từ rất sớm, và cũng dễ chết hơn người anh của mình rất nhiều. Nếu có thể sống sót và tấn công, lá bài sẽ cho value rất lớn, nhưng lượng máu khá thấp khiến điều này ít khi xảy ra.

Vấn đề chính của Magnataur Alpha là nó không hợp với một bộ bài Warrior nào cả. Bộ bài của bạn cần phải rất nhanh và mạnh ở đầu game để cho một minion 4 mana với chỉ số 5/3 sống sót ở trên sân qua một lượt, nhưng những bộ bài như thế lại không cần năng lực của Magnataur Alpha khi chúng thường cứ nhằm mặt mà đánh.

Control Warrior thì cũng không muốn một minion với lượng máu ít ỏi thế này ở lượt 4 khi gần như chắc chắn đối phương sẽ có bàn đấu mạnh hơn họ ở thời điểm này, và Magnataur Alpha sẽ bị tiêu diệt dễ dàng bảo một minion 3/2 nào đó. Lá bài này có lẽ phù hợp trong một bộ bài Midrange Warrior có early game mạnh và bộ bài đó thì chưa được tạo ra trong Hearthstone.

Trong Arena thì lá bài này ở trên mức trung bình. Nếu bạn có một khởi đầu tốt với Warrior với Fiery War Axe và những minion đầu game mạnh, Magnataur Alpha có thể xuất hiện ở lượt 4 và ngăn chặn việc đến phương ra nhiều quái để kiểm soát lại bàn đấu.

Sea Reaver

 Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 2)

  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Tồi

Năng lực của lá bài này giống với Flame Leviathan và nhìn chung thì cũng tệ không kém. Một Boulderfist Orge với năng lực không thể bị kiểm soát. Dù cho bạn đang sử dụng một bộ bài toàn những lá bài Enrage, bạn cũng không muốn sử dụng lá bài này do rủi ro nó phá hoại bàn đấu của bạn vẫn còn đó.

Việc không thể tự sắp xếp thứ tự bài bốc lên khiến cho những năng lực dạng này rất tệ hại, người ta sẽ không sử dụng những gì mình không kiểm soát được. Sea Reaver sẽ không được sử dụng trong chế độ xếp hạng của Hearthstone.

Patron Warrior thường không có minion trên bàn đấu nên lá bài này sẽ không có nhiều tác dụng ở đó, một cục thịt Boulderfist Orge 6/7 cũng không giúp ích gì cho một bộ bài tập trung vào combo như Patron Warrior.

Control Warrior thì lại có những minion quan trọng hơn nhiều ở khoảng 6 mana, lá bài này sẽ không có chỗ trong những bộ bài Warrior hiện nay. Sau này khi một bộ bài tập trung vào Enrage được tạo ra, lá bài này cũng không có tiềm năng được sử dụng do tính không ổn định của nó, cho đến khi Blizzard cho bạn khả năng sắp xếp lại top deck, lá bài này sẽ khá vô dụng.

Trong Arena, lá bài này tốt hơn, chỉ số của Boulderfist Orge là quá tốt ở đây, nhưng việc nó tự gây sát thương lên bàn đấu của bạn khiến Sea Reaver ít thú vị hơn rất nhiều. Lá bài này vẫn sẽ ở trên mức độ trung bình ở trong Arena do nhiều Epic khá là tệ.

Kết thúc phần 2 của loạt bài đánh giá sức mạnh của các lá bài trong Hearthstone: The Grand Tournament. Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến, các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc gửi mail về: [email protected].

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.