|
Ông Giữ, một chủ tàu du lịch ở bến Ninh Kiều, cho biết tàu của ông trang bị đầy đủ áo phao, trước khi xuất bến đưa khách đi tham quan, phải trình giấy tờ đàng hoàng. Thế nhưng, toàn bộ áo phao trên tàu của ông Giữ được cất kỹ trong một cái giỏ lớn có dây kéo kín để phía sau tàu. “Phải cất áo phao trong giỏ vì để ngoài sẽ rất mau cũ”, anh tài công lý giải. Phần lớn các tàu du lịch khác cũng cất kỹ áo phao như tàu ông Giữ, số ít thì cột chặt áo phao trên nóc tàu hoặc dưới gầm ghế ngồi, nếu lỡ xảy ra sự cố bất ngờ thì hành khách khó có thể kịp lấy áo phao mặc vào người. “Nhiều khách du lịch ngại mặc áo phao vì sợ dơ. Vì chưa có quy định xử phạt người không mặc áo phao nên khi kiểm tra, chúng tôi chỉ tuyên truyền, giáo dục là chính”, trung tá Nguyễn Văn Ngôn, Phó trưởng phòng CSGT đường thủy, Công an TP.Cần Thơ, nói.
Ông Trương Văn Ngon, Phó tổng giám đốc Công ty CP du lịch Cần Thơ, cho biết tại bến Ninh Kiều hiện có trên 100 tàu du lịch đang hoạt động, trong đó chỉ có trên 50 tàu liên kết cùng công ty, số còn lại hoạt động tự do bên ngoài. “Đáng ngại nhất là các phương tiện đò chèo nhỏ không có đăng kiểm, không mua bảo hiểm vẫn đưa đón khách du lịch. Nhiều ghe đăng ký đưa khách ngang sông nhưng vẫn sẵn sàng đưa khách đi tham quan sông nước xa nơi xuất phát hàng chục cây số. Ngoài ra, cũng vì các tàu hoạt động tự do nên tình trạng cò tàu du lịch chèo kéo du khách vẫn không dẹp được”, ông Ngon nói.
Cũng theo ông Ngon, các tàu hoạt động liên kết với công ty được xếp tài xoay vòng, có bảo hiểm, trang bị áo phao đầy đủ và được kiểm tra đảm bảo an toàn trước khi xuất bến. Trong khi đó, anh Trần Văn Mắt, một chủ tàu khác ở bến Ninh Kiều cho biết lý do nhiều chủ tàu hoạt động “chui” là để đỡ phải đóng tiền cảng vụ, tiền bến khoảng 30.000 đồng/lần xuất bến.
Đình Tuyển
>> Du khách đến Đà Nẵng bằng tàu du lịch biển tăng trở lại
>> Bát nháo bến tàu du lịch Cầu Đá
Bình luận (0)