Tấm bản đồ xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910 được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh. Phía trên tấm bản đồ có một văn bản bằng Hán tự cổ khoảng 600 chữ nói về quá trình thực hiện bản đồ này. Văn bản cho thấy bản đồ là phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.
|
TS Hồng nói: “Tôi mua được bản đồ cách đây hơn 40 năm với giá hơn một tháng lương. Hiện nay, bản đồ có thể bán được với giá cao, tuy nhiên tôi quyết định tặng nó cho bảo tàng. Tấm bản đồ mang giá trị pháp lý lớn này chứng tỏ chủ quyền của chúng ta trên biển Đông. Giá trị pháp lý này được chính vua nhà Thanh đã chứng minh điều đó. Bản đồ được thực hiện theo cách làm bản đồ phương Tây với đầy đủ kinh, vĩ tuyến”.
PGS-TS Trần Đức Cường, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội, cho biết: “Hiện vật lịch sử này là minh chứng khách quan cho chủ quyền quốc gia trên biển Đông của nước ta”.
Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng khai trương phòng trưng bày văn hóa Óc Eo - Phù Nam, trưng bày chuyên đề Cổ vật Việt Nam và nhận tủ sách hiến tặng của GS Chương Thâu, Viện Sử học cùng cổ vật của một số cá nhân trong Hội Cổ vật UNESCO.
Trinh Nguyễn
>> Bảo tàng Lịch sử quốc gia xây dựng ở khu đô thị mới tây hồ Tây
>> Ngày trở về của một Hoàng đế - Kỳ I: Giờ khắc thiêng ở Bảo tàng Lịch sử
>> Tranh thêu vào Bảo tàng lịch sử
>> Triển lãm phương án kiến trúc Bảo tàng lịch sử quốc gia
Bình luận (0)