Tự động phát
Tuy nhiên, tin vui là 2 liều vắc xin Pfizer vẫn có thể phòng ngừa khả năng bệnh trở nặng cho người được tiêm. Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Y tế châu Phi ở Durban mới công bố kết quả bổ sung trên cho nghiên cứu họ đã công bố hồi đầu tuần này.
Có 12 mẫu huyết tương từ 12 người tham gia được xem xét trong nghiên cứu này. Kết quả: so với chủng virus gây Covid-19 ban đầu, biến thể Omicron làm giảm 41 lần mức độ kháng thể trung hòa trong hệ miễn dịch được tạo ra từ 2 liều vắc xin Pfizer BioNTech.
Trưởng nhóm nghiên cứu Alex Sigal hôm 10.12 cho biết kết quả này “về cơ bản cho thấy khả năng bảo vệ chống nhiễm Covid-19 của vắc xin đã bị vượt qua".
Tuy vậy, người đã tiêm 2 liều vắc xin Pfizer đa phần sẽ không mắc triệu chứng nặng nếu nhiễm bệnh. Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu chứng tỏ khả năng kháng thể do vắc xin Pfizer tạo ra phần lớn không thể bảo vệ người được tiêm trước biến thể Omicron.
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Pfizer, liều tiêm tăng cường được cho là vẫn có khả năng tăng miễn dịch. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ở Anh cho thấy khả năng bảo vệ trước biến thể Omicron của các liều tiêm tăng cường từ AstraZeneca Plc và PfizerBioNTech vài ngày sau tiêm có thể lên đến 75%.
Chuyên gia Hồng Kông: tiêm vắc xin Covid-19 Pfizer vào đùi an toàn hơn tiêm vào tay |
Bình luận (0)