Vụ cây phượng đè chết học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng: Hiệu trưởng nói gì?
|
Ông Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng thông tin cây phượng bật gốc trồng từ năm 1996. Hằng năm, nhà trường đều thuê Công ty Công viên cây xanh TP mé nhánh và chăm sóc cây. Vừa rồi có dịch bệnh, trường cũng thay đất, chăm sóc và mé nhánh cây không an toàn. Ông Phúc nói rằng nhà trường bất ngờ khi xảy ra vụ việc, lúc xảy ra sự cố, các em học sinh lớp 6/8 đang ngồi ăn sáng trước khi vào lớp.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng thông tin về vụ tai nạn.
|
Về trường hợp học sinh tử vong, ông Phúc cho biết lúc đầu em còn tỉnh táo, giáo viên đưa nước uống. Hỏi thăm
sức khỏe thì em nói "con mệt quá" và muốn được nằm nghỉ. Chứng kiến vụ việc, một số phụ huynh muốn bế em đi cấp cứu nhưng nhà trường nói đợi xe cấp cứu tới sẽ an toàn hơn. Khi xe cấp cứu 115 đến thì em đã mê man, các bác sĩ hô hấp nhân tạo, chích thuốc rồi mới đưa em vào Bệnh viện An Sinh. Tuy nhiên, em không qua khỏi.
Ông Trần Quang Bá, Quyền chủ tịch UBND quận 3 cho biết sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo UBND TP và UBND Q.3 đã xuống hiện trường để nắm tình hình cũng như thăm hỏi các em học sinh bị thương và gia đình có con bị tử vong. Ông Bá cho biết gia đình học sinh tử vong là hộ cận nghèo của quận, mẹ em mới sinh con nhỏ được 3 ngày. "Đây là trường hợp khó khăn nên quận chỉ đạo các đơn vị động viên, chia sẻ và hỗ trợ kịp thời cho gia đình", ông Bá thông tin.
Về nguyên nhân xảy ra sự cố, đại diện Công an quận 3 cho biết vẫn đang điều tra nên chưa cung cấp thông tin gì thêm.
Phượng thuộc cây xanh hạn chế trồng trong đô thị
Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM khẳng định sở đã có văn bản yêu cầu các trường chăm sóc, mé nhánh cây xanh trước mùa mưa bão và trước thềm năm học mới. Theo ông Nam, sự cố đáng tiếc này là lần đầu tiên xảy ra trong nhà trường. “Đây là bài học để toàn ngành tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học, nhà trường cần phối hợp với cơ quan chuyên môn về cây xanh để kiểm tra cây xanh”, ông Nam cho hay.
Học sinh kể lại giây phút kinh hoàng bị cây phượng bật gốc ngã đè
|
Theo ông Nam, cây xanh cao trên 10 m trong nhà trường muốn đốn hạ cũng phải xin phép cơ quan chuyên môn, hiệu trưởng cũng không được phép, quy định này không chỉ áp dụng với trường học mà còn cả công sở các cơ quan quản lý nhà nước.
Cây phượng bật gốc được trồng từ năm 1996.
|
Ông Lê Quang Đạo, Phó phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng khẳng định cây phượng nằm trong khuôn viên nhà trường thì do nhà trường quản lý. Cây xanh trên đường phố thì phân cấp về UBND 24 quận, huyện và Sở Xây dựng quản lý. Ông Đạo cho biết phượng là cây xanh hạn chế trồng trong đô thị nên thời gian qua, Sở Xây dựng đã loại bỏ nhiều cây trên các tuyến đường, nhất là cây có đường kính trên 30 cm.
Lời kể của nhân chứng vụ cây phượng bật gốc ngã làm chết 1 học sinh
|
Tuy nhiên, đối với cây phượng trồng trong công sở hoặc nhà trường thì ông Đạo cho rằng tùy vào khoảng đất trồng và công tác chăm sóc, mé nhánh thì có thể duy trì lâu hơn.
Cây phượng bật gốc đè học sinh: Bác sĩ nói gì về 2 trường hợp bị thương nặng?
|
Sau khi xảy ra sự cố, Công an TP đã chỉ đạo Công an Q.3 vào cuộc điều tra nguyên nhân cây gãy đổ. TP.HCM cũng đề nghị các y bác sĩ khẩn trương,
tích cực điều trị cho các cháu, để các cháu sớm hồi phục sức khỏe và tinh thần. Đối với học sinh tử vong, trước mắt, UBND TP.HCM hỗ trợ 20 triệu đồng, UBND Q.3 hỗ trợ 10 triệu đồng để gia đình lo hậu sự.
Bình luận (0)