Việc TP.HCM và Hà Nội rơi vào nhóm các thành phố có điều kiện nhà vệ sinh công cộng kém nhất theo bảng xếp hạng của QS Supplies - Nikkei Asia một lần nữa cho thấy việc mở rộng và nâng cao chất lượng công trình phụ này là hết sức cấp thiết.
Nhà vệ sinh công cộng: Người dùng là trung tâm
Trên trang web MATCHA, một nền tảng du lịch trên mạng của Nhật Bản, bài viết thỉnh thoảng được đăng lại là "Hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản". Bài viết nhắm vào du khách không biết tiếng Nhật, khi họ du lịch ở quốc gia này.
Ngoài "đỉnh cao" sạch sẽ mà cả thế giới ca ngợi, một điểm đáng trân trọng của nhà vệ sinh công cộng Nhật Bản là có nhiều hình dạng, từ dạng bồn ngồi kiểu Tây, đến những bệ xí kiểu ngồi xổm ngày xưa ta thường thấy ở những ngôi nhà cũ.
Đặc biệt, ở những làng nhỏ ngoài trung tâm, khu vực nhà vệ sinh công cộng thường gồm vài ba hình dạng bồn kiểu thiết kế từ cũ đến mới.
Vì sao một quốc gia phát triển đến vậy nhưng vẫn còn sử dụng dạng bồn cũ kỹ này?
Một thời gian sau, tôi được trò chuyện với một vị khách người Indonesia thì ông giải thích là ở Indonesia cũng vậy. Vì thói quen địa phương, mỗi vùng có thể vẫn còn sử dụng các loại bồn, bệ kiểu cũ, vì vậy nhà vệ sinh công cộng phải được "đo ni" theo những thói quen đó, để người dùng cảm thấy thoải mái khi sử dụng, thay vì hoảng sợ vì những thiết bị quá khác biệt mà họ chưa nhìn thấy.
Vị khách này cũng nói, tại sân bay Jakarta và những đô thị lớn ở Indonesia, nhà vệ sinh công cộng luôn có gắn biển ghi rõ loại bồn ngồi ra sao, để người dùng không bối rối.
Chi tiết nhỏ như vậy tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Nhưng những người thiết kế nhà vệ sinh ở Nhật Bản đã suy nghĩ đến khi họ thiết kế và xây dựng cho người dân địa phương.
Ở một số nơi tôi tìm hiểu, chính quyền thành phố muốn xây khu nhà vệ sinh thật to và hoành tráng. Nhưng sự hào hứng ban đầu thực ra không quan trọng bằng quá trình duy trì những công trình đó.
Nhà vệ sinh công cộng ở đường Tú Xương, Q.3, TP.HCM
ẢNH: NHẬT THỊNH
Tại Mỹ, ở bang California, nhà vệ sinh công cộng ở công viên, bờ biển... thường được thiết kế với những loại gương soi bằng kim loại không thể đập bể. Bệ xí, bồn rửa mặt cũng làm từ kim loại.
Thậm chí, nơi nào có máy sấy tay cũng làm bằng kim loại dày. Một phần lý do là ở nơi này thường xảy ra tình trạng côn đồ, thanh niên quậy phá, các nhóm nghiện ngập có thể đập phá, làm hư hỏng hoặc tháo trộm thiết bị.
Khi tất cả làm bằng kim loại, phòng vệ sinh công cộng không thể bị hỏng nhanh chóng. Người dân xung quanh cũng bớt ngại hơn khi cần sử dụng.
Nhà vệ sinh công cộng: Sạch sẽ, sạch sẽ, sạch sẽ
Ở một số nơi tôi tìm hiểu, chính quyền thành phố muốn xây khu nhà vệ sinh thật to và hoành tráng. Nhưng sự hào hứng ban đầu thực ra không quan trọng bằng quá trình duy trì những công trình đó.
Khác với các công trình khác, nhà vệ sinh công cộng chỉ thực sự tồn tại khi nó được giữ gìn vệ sinh và luôn sạch sẽ. Chỉ cần một người khách sử dụng xong không giật nước, những người đến sau có thể từ chối sử dụng, hoặc thậm chí làm phòng vệ sinh bẩn hơn. Chỉ vài ba ngày không được dọn dẹp, nhà vệ sinh công cộng trở thành cơn "ác mộng" và bị xa lánh ngay lập tức.
Vì vậy, khi xây dựng nhà vệ sinh công cộng, chính quyền cần tính toán đến cách vận hành. Ở các nước phát triển như Mỹ, nhà vệ sinh công cộng ở bờ biển, không gian công cộng thường có nhân viên dọn dẹp 3 - 4 lần/ngày.
Nhà vệ sinh công cộng ở đường Hàm Nghi, Q.1, TP.HCM
ẢNH: NHẬT THỊNH
Ở quốc gia còn khó khăn trong phát triển như Indonesia, nhà vệ sinh công cộng có thể do đền thờ Hồi giáo giữ gìn cho công chúng sử dụng, hoặc nhân viên trạm xăng tự dọn dẹp, sau đó để thùng tiền "tip" vài ngàn đồng lẻ cho người sử dụng tự nguyện bỏ vào.
Ở Thái Lan, những khu nhà vệ sinh công cộng gắn liền với các công trình khác sát bên cạnh (như tòa nhà, ga tàu, thư viện, trung tâm triển lãm) và thường do nơi đó tự bỏ chi phí dọn dẹp, chăm sóc nhưng mở cửa cho người dân bên ngoài sử dụng.
Tôi mong muốn những cơ quan, đơn vị khi bắt đầu lên kế hoạch xây dựng nhà vệ sinh công cộng cũng sẽ nghĩ đến câu hỏi về chi phí và nhân sự dọn dẹp, chăm sóc nơi này. Đây là yếu tố quyết định khiến người dân và du khách có quyết định sử dụng nhà vệ sinh công cộng hay không.
Nguyễn Thanh Hà đăng quang Hoa hậu Môi trường Việt Nam (Miss Eco Việt Nam) vào tháng 6.2022 và là người đẹp đầu tiên sở hữu danh hiệu này.
Từ ngày 22.2 - 4.3, Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà sẽ có mặt tại Ai Cập để cùng đại diện 65 nước tranh tài trong cuộc thi Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023.
Hoa hậu Môi trường Thế giới là một đấu trường sắc đẹp lớn mang tầm quốc tế, hướng đến thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cho hành tinh.
Cuộc thi tập hợp đại diện các nền văn hóa và truyền thống khác nhau cho mục tiêu quảng bá du lịch và vẻ đẹp thiên nhiên thế giới, hướng đến mục tiêu chương trình nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Năm 2023 là năm thứ 9 cuộc thi Hoa hậu Môi trường Thế giới được tổ chức. Đại diện nhan sắc của 65 quốc gia sẽ có mặt tham gia tranh tài.
Bình luận (0)