>> Họa sĩ Gilles Tran - dịch giả Nguyễn Thụy Phương: Tình yêu và văn hóa nối gần lại những khoảng cách
"Miền đất mới" và những thể nghiệm kỳ thú
Gilles Tran cho biết, theo như những thông tin anh có, thì nghệ thuật 3D, làm tác phẩm trên phần mềm máy tính vẫn còn "quá mới" ở VN. Là một họa sĩ, anh ước mơ làm sao tác phẩm của mình hấp dẫn và "thuyết phục được người xem". Và anh đã tìm được "vị trí" của mình ở đây. Trong lần trở lại Sài Gòn triển lãm chủ đề Nội viên anh cũng đã chính thức làm đám cưới với chị Nguyễn Thụy Phương, nghiên cứu sinh Xã hội học ở Pháp, rất hoành tráng tại Hà Nội. Qua vợ, anh đã yêu VN hơn. "Nội viên như một thăm dò, làm quen - Gilles cho biết. Nên tôi rất hạnh phúc khi thấy nhiều khán giả đến thưởng lãm". Gilles cũng đã có kế hoạch dài hơi ở VN. "Tôi muốn thực hiện một loạt tác phẩm 3D chuyên về chủ đề sinh hoạt đô thị Sài Gòn - Hà Nội". Anh cho biết rất thích những món ăn như phở, bún chả, như "thưởng thức một nét văn hóa Việt".
Với Sue Hajdu, nhiều bạn bè đùa gọi là “ma xó” khi Sue quá thông thuộc ngóc ngách đường phố cũng như ẩm thực Việt. Gần 13 năm khi vào Nam, lúc ra Bắc giúp cho chị có một cái nhìn khá sắc sảo khi viết báo hay làm tác phẩm. Trên Tạp chí Sài Gòn City Life những bài viết của Sue có thể làm bạn đọc ngạc nhiên, thú vị khi chị phát hiện trở lại những điều tưởng như quá quen thuộc nhưng vô cùng mới mẻ như một góc phố Tàu Chợ Lớn, một vài bức tranh "độc" trong quán cà phê xưa. "Công việc phê bình nghệ thuật giúp cho tôi cái nhìn quan sát - chị nói - Cuộc sống luôn mới mẻ nếu chịu khó tìm tòi phát hiện". Triển lãm gần đây nhất của Sue Hajdu là Magma không cần dỗ giấc đã gây được hiệu ứng trong giới mỹ thuật. Pha trộn giữa hai loại hình mới là Xếp đặt và Trình diễn, thông điệp chị đưa ra tưởng chừng đơn giản: mỗi người cần phải tìm cho mình một góc riêng giữa nhịp sống hiện đại. Ngoài vai trò nghệ sĩ thị giác, Sue còn là giám tuyển. Chị đã cùng nhiều đồng nghiệp giám định tác phẩm, tuyển chọn và giới thiệu các tác giả, họa sĩ trẻ VN ra với các kênh thế giới trong các festival, liên hoan nghệ thuật đương đại. "Nhiều họa sĩ trẻ đã có tác phẩm khá độc đáo. Nếu có thêm điều kiện thì họ còn có thể tiến xa hơn nữa".
Góp những dấu ấn riêng trong dòng chảy chung
Hầu hết các họa sĩ nước ngoài khi quyết định ở lại với VN ngoài những dự án riêng họ đều muốn góp một nỗ lực cho dòng chảy chung. Một tạp chí mà họa sĩ Sandrine Llouquet tham gia hợp tác là A-Art: "Tôi muốn có nhiều họa sĩ VN tham gia viết bài trên diễn đàn này - họa sĩ Sandrie Llouquet nói: Hội họa hiện đại không cứ phải theo đuôi những trào lưu mới mà vẫn có thể phát hiện, tái hiện lại cái mới từ trong lòng cái cũ". Hiện nay, trên tạp chí đã có rất nhiều họa sĩ VN tham gia như Nguyễn Như Huy, Hoàng Dương Cầm. Một chương trình triển lãm từ thiện do họa sĩ Kelly.L.Le thực hiện chuẩn bị vào tháng 5.2007 giúp cho trẻ em bị bệnh tim. Từ khi triển khai, Kelly đã phải rất vất vả "như một con thoi" giữa phố xá Sài Gòn để tìm đến các họa sĩ mời gọi hợp tác, tài trợ. "Tôi muốn lưu lại một dấu ấn của mình về miền đất thân thiện này" - Kelly.L.Le cho biết. Nhiều họa sĩ đã hưởng ứng dự định tốt đẹp của cô như các họa sĩ Nguyễn Tấn Cương, Thái Tuấn, Bùi Suối Hoa, Lê Kinh Tài... và nhiều người khác. Cứ âm thầm bằng nỗ lực riêng mình, các họa sĩ "Tây" đến ở lại "xứ ta" với một tình yêu không biên giới.
Họa sĩ “ngoại” nói gì?
Cảnh Hưng |
Đ.D
Bình luận (0)