Hóa thạch bọ cạp khổng lồ ở Trung Quốc

19/10/2021 13:34 GMT+7

Các nhà nghiên cứu đã tìm được hóa thạch thuộc về loài bọ cạp khổng lồ, chiều dài đến 1 m, sống cách đây khoảng 435 triệu năm tại khu vực hiện là Trung Quốc.

Mô phỏng loài bọ cạp biển mới được tìm thấy

Science Bulletin

Theo báo cáo trên chuyên san Science Bulletin, loài vật đáng sợ này, tên khoa học là Terropterus xiushanensis, thuộc về các loài bọ cạp biển từng đứng đầu chuỗi thức ăn trong cộng đồng các sinh vật biển vào thời Kỷ Silur (cách đây 443,8 đến 419,2 triệu năm).

T. xiushanensis sử dụng những cánh tay khổng lồ, chứa đầy gai để lùa cá và những loài động vật nhuyễn thể vào miệng.

Các loài bọ cạp biển có nhiều kích thước, từ cỡ bàn tay người đến khổng lồ như người trưởng thành. T. xiushanensis cũng là loài đầu tiên thuộc về họ Mixopteriade được tìm thấy trong vòng 80 năm qua.

“Kiến thức của con người về loài động vật kỳ lạ như bọ cạp biển chỉ giới hạn ở 4 chủng loài được ghi nhận cách đây 80 năm: Mixopterus kiaeri ở Na Uy, Mixopterus multispinosus ở New York (Mỹ), Mixopterus simonsoni từ Estonia và Lanarkopterus dolichoschelus từ Scotland”, theo đồng tác giả Bo Wang của Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh (Trung Quốc).

T. xiushanensis cũng là loài bọ cạp biển đầu tiên được phát hiện tại địa phận của siêu lục địa cổ đại Gondwana. Cách đây khoảng 180 triệu năm, Gondwana tách thành châu Phi, Nam Mỹ, Úc, Nam Cực, tiểu lục địa Ấn Độ và bán đảo Ả Rập.

Hóa thạch mới làm sáng tỏ hơn về nhóm người nguyên thủy bí ẩn từ Siberia
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.