Hóa thạch khủng long 'tỉ bộ có một', nguyên vẹn sau 100 triệu năm

28/01/2023 13:30 GMT+7

Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ được bảo quản nguyên vẹn đến mức được xem là 1 tỉ bộ mới có một.

Trải qua cả trăm triệu năm từ khi tuyệt chủng nhưng bộ hóa thạch vẫn được bảo quản nguyên vẹn và giúp các nhà khoa học rút ra nhiều thông tin từ việc nghiên cứu nó, theo trang Futurism ngày 27.1.

Hóa thạch của con Borealopelta

bảo tàng hoàng gia Tyrrell

Vào năm 2011, các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật một trong những hóa thạch khủng long cổ xưa nhất tại khu mỏ ở tỉnh bang Alberta (Canada). Gần như toàn bộ con khủng long còn nguyên vẹn với những chiếc sừng, chân, bộ giáp và một số phần trong dạ dày. Phần được giữ nguyên vẹn nhất là đầu và lớp da.

Đó là một con khủng long thuộc họ nodosaur, một dạng khủng long ăn cỏ bọc giáp tồn tại trong kỷ Phấn trắng.

Đầu của con Borealopelta còn dính với trầm tích

Bảo tàng hoàng gia Tyrrell

Kỹ thuật viên Mark Mitchell tại Bảo tàng cổ sinh vật học hoàng gia Tyrrell ở Alberta phải mất 7.000 giờ làm việc trong gần 6 năm để khai quật. Nhờ sự tỉ mỉ và công sức bỏ ra, con khủng long này được đặt tên Borealopelta markmitchelli theo tên của ông Mitchell. Ông Donald Henderson, người quản lý bảo tàng Tyrrell, nói với trang Ars Technica rằng đây là phát hiện 1 tỉ lần có một. Khủng long Borealopelta nặng khoảng 1.300 kg, dài khoảng 5,5 m.

Hình vẽ mô phỏng của họa sĩ về con Borealopelta khi còn sống

Bảo tàng hoàng gia Tyrrell

Đến năm 2017, việc khôi phục hoàn tất và các nhà nghiên cứu mới có thể tiếp cận để tìm hiểu. Trong một nghiên cứu, nhà khoa học Caleb Brown tại bảo tàng Tyrrell kiểm tra cấu trúc giống xương bao phủ bên ngoài con khủng long gọi là osteoderm. Ở các hóa thạch khủng long ăn cỏ bọc giáp khác, các xương này thường nằm rời rạc nhưng ở hóa thạch này, chúng được phát hiện ở vị trí tự nhiên. Ông Brown cho biết việc phát hiện các xương được bảo quản ở vị trí thực tế như vậy giúp gợi ra manh mối cho việc ráp lại các mẫu hóa thạch mà vị trí của các xương không rõ ràng.

Phát hiện loài khủng long mới có cánh tay nhỏ xíu

Một giả thuyết quan trọng khác từ nghiên cứu của ông Brown là những chiếc gai trên mình khủng long không chỉ để ngăn chặn kẻ săn mồi mà chủ yếu để thu hút bạn tình.

Một nghiên cứu khác của ông Brown và các đồng nghiệp gợi ý rằng con Borealopelta sử dụng phương thức ngụy trang tương phản gọi là "countershading", chưa từng được quan sát thấy trên các loài khủng long cỡ lớn như vậy. Cụ thể, lớp giáp của nó có màu tối hơn ở phần trên lưng và màu sáng ở phần dưới bụng. Việc khủng long bọc giáp đồ sộ mà còn phải hình thành phương thức ngụy trang này để tồn tại cho thấy những loài ăn thịt trong kỷ Phấn trắng nguy hiểm hơn tưởng tượng. Nghiên cứu gần đây nhất còn hé lộ về việc ăn uống của các loài như Borealopelta.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.