Hóa thạch kì lạ hé lộ cuộc săn mồi 'đồng quy vu tận' 240 triệu năm trước

24/08/2020 13:37 GMT+7

Một mẫu hóa thạch được phát hiện ở Trung Quốc tiết lộ một cuộc đụng độ kinh hoàng.

Bên trong hóa thạch này, một con vật trông giống thằn lằn nằm gọn trong bụng một con vật to lớn - giống một con cá heo.
Một hình dung ấn tượng về một con vật vật vã cố nuốt một con khác khiến cả hai đều thiệt mạng.
Ryosuke Motani, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học California, là đồng tác giả nghiên cứu mẫu hóa thạch 240 triệu năm tuổi.
“Nếu nhìn vào mẫu hóa thạch con mồi này, nó thực sự chưa được tiêu hóa. Vì vậy không có dấu vết axit từ dạ dày. Không có sự phân rã nào ngoài kiểu gãy gập do hành động nuốt chửng. Điều này có nghĩa là con thú săn mồi cũng không sống sót quá lâu”, ông Ryosuke Motani nói.

Mẫu hóa thạch độc đáo mới được phát hiện ở Trung Quốc.

Chụp màn hình video

Điều hấp dẫn về hóa thạch này là lần đầu tiên có bằng chứng về cách thức các động vật ăn thịt đầu bảng ăn những con mồi to cỡ con người hoặc lớn hơn.
Con vật lớn hơn, dài 5m, là một loại bò sát biển có tên gọi thằn lằn cá. Nó xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng 10 triệu năm trước khi khủng long xuất hiện.
Bên trong dạ dày của nó là phần thân của một loài bò sát tựa như loài rồng komodo - một con xinpusaurus dài 4 mét.
Tuy nhiên, con thú săn mồi lại có hàm răng phẳng thay vì răng nanh nhọn. Có dấu hiệu cổ nó bị gãy vì không phù hợp cho việc săn mồi.
“Bởi vì con thú săn mồi không phải một con rắn, nên nó không giỏi nuốt chửng như vậy. Nó phải dùng quán tính hoặc có thể là lợi dụng trọng lực để đẩy con mồi xuống. Đó là điều cá sấu và cá voi làm hiện nay”
Và rõ ràng con thằn lằn cá đã chọn phải con mồi quá sức.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.