Hóa thạch thằn lằn bay kỷ Jura lớn, cực kì hiếm được tìm ra ở Scotland

05/03/2022 08:50 GMT+7

Một chiếc xương hàm hóa thạch nhô ra từ một bờ biển đá vôi trên Đảo Skye (Scotland) đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra bộ xương của một con khủng long pterosaur.

Con khủng long kỷ Jura lớn nhất thế giới vừa được khai quật ở Đảo Skye (Scotland). Loài bò sát bay được đặt tên là Dearc sgiathanach.

Nhà cổ sinh vật học Steve Brusatte (Đại học Edinburgh) bên phần hóa thạch của khủng long 'Dearc sgiathanach' vừa được tìm thấy trên một bãi đá ở Đảo Skye (Scotland), tháng 5.2017

reuters

Theo các nhà nghiên cứu, nó sống ở kỷ Trung Jura, cách đây khoảng 170 triệu năm. Sải cánh khi bay là khoảng 2,4m, còn trọng lượng tầm 10kg.

Thằn lằn bay sống cùng thời những loài khủng long khác và là nhóm đầu tiên trong số ba nhóm động vật có xương sống đạt được khả năng bay. Với khung xương mỏng manh, đây là một số loài động vật có xương sống hiếm nhất trong hồ sơ hóa thạch.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.