Mặt trời phóng thích vết lóa cấp X ngày 2.10 |
NASA/SDO |
Bão mặt trời xuất phát từ vết lóa cấp X (cấp độ mạnh nhất trong thang đo hoạt động mặt trời). Vết lóa này xuất hiện trên bề mặt ngôi sao trung tâm của chúng ta vào 2 giờ 53 rạng sáng 3.10 (giờ Việt Nam) và đạt đỉnh điểm sau khoảng 30 phút, theo Space.com hôm 3.10.
Do bão mặt trời di chuyển với tốc độ ánh sáng, đợt bùng phát bức xạ điện từ đã lập tức gây gián đoạn hoàn toàn liên lạc vô tuyến trong vòng 1 giờ ở khu vực trên trái đất đối diện với mặt trời khi đó.
Không may là toàn bộ nước Mỹ nằm trong tầm “tấn công” của bão điện từ, theo SpaceWeatherWatch.
Tình trạng mất liên lạc vô tuyến, mà theo Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) liệt vào cấp R3 trong 5 cấp, nhiều khả năng gây ảnh hưởng cho các nhân viên cứu hộ liên lạc qua tần số 25 MHz ở những khu vực vẫn bị bão vô hiệu hóa mạng điện thoại di động.
Hậu quả sau bão ở Florida |
reuters |
Nhà vật lý thời tiết không gian Tamitha Skov ở Los Angeles thông tin trên Twitter rằng cơn bão mặt trời cũng tác động đến các tầng cao của khí quyển, dẫn đến dịch vụ định vị GPS bị ngắt hoặc hoạt động ít chính xác hơn.
Sau vết lóa cấp X, vài giờ sau một vết lóa nhẹ hơn bùng lên trên bề mặt mặt trời, một lần nữa gây mất sóng vô tuyến trên khu vực phía tây Thái Bình Dương và Úc.
Cả hai cơn bão mặt trời liên tiếp nhau đều xuất phát từ một vết đen gọi là AR3110 và được kèm theo một vụ phun trào ở vành nhật hoa (CME). Đây là hiện tượng bùng phát các hạt điện tích từ tầng trên khí quyển của mặt trời.
Cùng lúc, một cơn gió mặt trời mạnh hơn bình thường cũng đang thổi về hướng hành tinh của chúng ta. NOAA dự báo trái đất có thể sớm đón một cơn bão điện, nhiều khả năng là vào ngày 4.10 (giờ Mỹ) và có thể gây ảnh hưởng cho mạng lưới điện ở những vĩ độ cao của địa cầu và tác động các vệ tinh ở quỹ đạo thấp của trái đất.
Bình luận (0)