|
Triển lãm (diễn ra từ 21 - 29.6 tại Bảo tàng Đà Nẵng) giới thiệu phiên bản một số văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do các nhà nước phong kiến Việt Nam ban hành vào thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19 - khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
|
Các bản đồ cổ của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước phương Tây vẽ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18; những tư liệu liên quan đến việc chính quyền Pháp nhân danh Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này trong thời kỳ Pháp thuộc; đặc biệt là những tư liệu về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa… cũng được triển lãm lần này. Bên cạnh đó, hàng loạt tư liệu cho thấy lãnh thổ Trung Quốc từ bao đời chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, hoàn toàn không có quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Chủ quyền đã được khẳng định
TS Trần Đức Anh Sơn (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP.Đà Nẵng) dẫn hàng loạt thư tịch và bản đồ cổ phương Tây biên soạn từ thế kỷ 16 - 19 đều phản ảnh: Người Việt Nam đã phát hiện, khai phá, xác lập, thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ rất lâu và đã được người phương Tây ghi nhận.
Có hơn 100 thư tịch ghi chép về quần đảo Hoàng Sa cùng quá trình khám phá, chiếm hữu, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, được xuất bản bằng các thứ tiếng như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan. Trong đó, có tài liệu liên quan đến vụ đắm tàu Grootebroek của Hà Lan trong vùng biển Hoàng Sa (21.7.1634) được người Việt Nam cứu hộ; hay thư của ông Pierre Heutte gửi Giám mục Hilopolis vào ngày 19.7.1715 báo tin chúa Nguyễn đã cấp cho những thủy thủ Hà Lan bị đắm thuyền ở Hoàng Sa tiền, gạo, nước ngọt… An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục người Pháp Jean Louis Taberd vẽ năm 1838 chỉ rõ quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ này có tọa độ gần chính xác như hiện trạng cùng với dòng chú thích: “Paracel seu Cát vàng” (Paracel tức là Cát vàng)…
|
TS Trần Đức Anh Sơn cho rằng từ thế kỷ 16, các nhà địa lý và hàng hải phương Tây đã vẽ bản đồ vùng biển Hoàng Sa, định danh Paracel (hay Parcel, Paracels) trên tấm bản đồ để chỉ quần đảo mà người Việt gọi là Bãi Cát vàng hay Hoàng Sa. “Đồng thời, họ cũng định danh vùng bờ biển đối diện với quần đảo Paracel (hay Parcel, Paracels) ở phía tây là Costa de Paracel hay Coste de Paracels (bờ biển Hoàng Sa) như một sự thừa nhận quần đảo này thuộc về lãnh thổ của quốc gia nằm ở bờ biển phía tây là Annam/Cauchichina/Cochinchine/Cochin-china - chính là Việt Nam ngày nay.
Những thư tịch và bản đồ cổ là nguồn tư liệu quý góp phần vào việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là xác thực, không thể tranh cãi”, TS Trần Đức Anh Sơn khẳng định.
Những tài liệu vô giá Triển lãm cũng trưng bày nhiều bản đồ khác do các nước phương Tây xuất bản từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 ghi nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến cực nam đảo Hải Nam, hoàn toàn không có quần đảo Hoàng Sa. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các nước Đông Nam Á, Úc và châu Đại Dương (Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm khoa học Nga) Dmitry Valentinovich Mosyakos khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như sau: “Còn rất nhiều tài liệu khác được lưu trữ cho thấy trong hàng thế kỷ, quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đã thuộc về Việt Nam”. GS-TS Nguyễn Quang Ngọc (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Bộ Atlas thế giới của Philippe Vandermaelen nói chung và Partie de la Cochinchine nói riêng xét trên mọi khía cạnh đều có thể được coi là một tài liệu vô giá, không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. 3 bộ sưu tập áo dài mới nhất của nhà thiết kế Thuận Việt với chủ đề: Những cánh hồng Lyon, Duyên dáng Việt và Ước vọng hòa bình được trình diễn tại châu u trong chương trình Những ngày Việt Nam tại Pháp (từ 23 - 27.6) và Những ngày Việt Nam ở Bỉ (từ 28.6 - 1.7). Trong đó, đáng chú ý là bộ sưu tập Ước vọng hòa bình gồm 6 mẫu với hình ảnh sóng biển, chim bồ câu được vẽ bằng tay có sử dụng hiệu ứng 3D và 6 mẫu thể hiện hình ảnh những tấm bản đồ Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Dạ Ly |
Hữu Trà
>> Sóng dậy ba miền nối nhịp sóng Hoàng Sa
>> Đồng nghiệp tôi nơi Hoàng Sa
>> Thủ đoạn Trung Quốc dùng để cưỡng đoạt Hoàng Sa
>> Tác nghiệp tại Hoàng Sa
>> Ngày nhà báo ấm áp giữa Hoàng Sa
>> Tường thuật từ Hoàng Sa ngày 20.6: Trung Quốc tăng thêm máy bay quân sự, tàu quét mìn
>> Khai mạc hội thảo quốc tế 'Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử
>> Tuyên dương các phóng viên tác nghiệp ở vùng biển Hoàng Sa
Bình luận (0)