Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc khi đọc loạt bài Ăn uống quá mất vệ sinh trên Thanh Niên số ra các ngày 6 và 7.9.
|
Nhiều người nhận thức quá kém
Người bán trái cây để một tô muối to lộ thiên trên đường phố, người bán vô tư để nồi khoai mì kèm nước dừa ngay trên vỉa hè không hề che chắn… Nhìn những món ăn ấy là tôi ớn lạnh. Bao nhiêu bụi bặm, vi trùng, vi khuẩn sẽ bám vào? Thế nhưng họ vẫn bán hết, người mua vẫn nhiều. Bấy nhiêu đủ cho thấy nhận thức về an toàn vệ sinh của một bộ phận người bán, người mua còn rất kém.
Bùi Trọng Hùng
([email protected])
([email protected])
Thay đổi thói quen
Đã đến lúc người Việt cần thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ sức khỏe của mình, của người thân và những người xung quanh. Hãy bắt đầu từ sự chú trọng đến bữa ăn, đừng quá cẩu thả, qua loa, bạ đâu ăn đó. Hãy là người tiêu dùng thông minh, biết chọn, đánh giá hàng quán nào vệ sinh, hàng quán nào không để tránh rước họa vào thân.
Nguyễn Minh Nhiên
([email protected])
([email protected])
Đừng ảnh hưởng đến người khác
Tôi đã đứng dậy trả tiền và kéo vợ con ra về khi những tô bún bò nóng hổi, thơm ngon vừa được chủ quán mang ra. Lý do ư? Vì một thực khách ngồi chung bàn, vừa ăn, vừa ho, vừa khạc nhổ ngay trên nền quán. Tôi thực sự không hiểu vì sao lại có nhiều người ý thức quá kém như vậy. Họ hoàn toàn có thể vào nhà vệ sinh khạc nhổ, rồi quay lại bàn ăn mà.
Nguyễn Hồng Phong
(Phỏ[email protected])
(Phỏ[email protected])
Xem nhà vệ sinh trước khi quyết định mua thức ăn
Mỗi khi vào một hàng quán nào đó, việc đầu tiên tôi làm là đi vệ sinh dù chẳng phải để giải quyết nhu cầu, lý do đơn giản là xem nhà vệ sinh có thực sự… vệ sinh không. Một hàng quán có nhà vệ sinh sạch sẽ, được chú trọng thì chắc chắn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở đó sẽ được quan tâm, ăn uống ở đây sẽ thấy yên tâm hơn. Thiết nghĩ đấy là cách hay để mọi người áp dụng bảo vệ sức khỏe cho mình khi ăn uống.
Tô Ngụy Phương
([email protected])
([email protected])
Bắt đầu từ gia đình
Một thực tế là các gia đình Việt hiện rất ít chú trọng cách dạy bảo con thói quen, cách thức ăn uống thế nào cho đúng. Cầm đũa thế nào, có nên nhúng đũa vào những món ăn chung, có cần thiết gắp thức ăn cho người khác, ăn uống ở đâu hợp vệ sinh… Thiết nghĩ, mỗi gia đình Việt cần tạo cho con cái một nếp ăn đúng cách, hợp vệ sinh thì cả xã hội sẽ tránh được những nhếch nhác, lộn xộn, mất vệ sinh trong ăn uống bên ngoài.
Võ Thị Thảo
([email protected])
([email protected])
Tôi rất ngại đi ăn tiệc, hay đơn giản dùng cơm trưa với bạn bè và tuyệt đối không bao giờ dám ăn các món nước như lẩu, hoặc canh. Cứ thấy một ai đó dùng đũa riêng của mình gắp thức ăn rồi đưa vào miệng, sau đó dùng ngay đôi đũa ấy khoắng luôn vào nồi lẩu, hoặc tô canh là tôi thà nhịn đói, không thể nào ăn được. Xin hãy ăn uống cho văn minh.
Nguyễn Khánh Dũng
(Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Không đâu dễ dãi như ở VN trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Muốn bán bánh mì ư, cứ đẩy xe ra phố bày bán, những món ăn khác cũng vậy. Lỡ xảy ra ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng biết kêu ai? Tôi nghĩ, cần buộc người bán hàng rong, bán thức ăn phải đăng ký với cơ quan chức năng, khám sức khỏe định kỳ và cần kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở này thường xuyên.
Lương Hoàng Giang (Q.1, TP.HCM) T.T - Duy Khang
(thực hiện) |
Bình luận (0)