Chứng kiến con gái chật vật suốt thời gian học trung học, một nữ
phóng viên đồng thời là một tác giả tại Úc chia sẻ suy nghĩ của mình về
mục đích của giáo dục và áp lực nặng nề mà cha mẹ, thầy cô và cả hệ
thống giáo dục tạo ra cho con trẻ.
Trong cuốn sách mới xuất bản Beautiful Failures, bà Lucy Clark - nữ phóng viên của tờ Guardian đã đề cập đến hiện trạng rất nhiều trẻ, tương tự con gái của bà, phải vật lộn khốn khổ với việc học, và rằng các hệ thống giáo dục quá chú trọng đến kết quả của những bài kiểm tra chuẩn quốc tế.
Trong khi bảng xếp hạng PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD) làm cho các chính trị gia và các nhà lập pháp lo lắng thì bà Clark cho rằng, nhiều hệ thống giáo dục quá tập trung vào kết quả của học sinh khi làm bài kiểm tra này.
tin liên quan
Làm gì để bảo vệ tài năng thiên bẩm của trẻ?Muốn bảo vệ và phát triển tài năng thiên bẩm của trẻ, bố mẹ cần loại bỏ những chương trình truyền hình có tính bạo lực.
Theo bà, đó chính là áp lực toàn cầu ảnh hưởng đến suy nghĩ của mọi người về cách đo lường tính hiệu quả của hệ thống giáo dục. Mọi người đều nghĩ rằng hệ thống giáo dục của một quốc gia chỉ được coi là có hiệu quả và chất lượng khi quốc gia mình đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng PISA. Từ đây, cha mẹ, thầy cô tạo ra một áp lực học tập nặng nề lên con trẻ.
“Chính điều này đã tước đi niềm vui thích và tính cần thiết của giáo dục, đồng thời thu hẹp định nghĩa về thành công. Thay vào đó, tôi nghĩ chúng ta nên tập trung vào bản thân đứa trẻ như một thực thể hoàn chỉnh. Đừng quá tập trung vào điểm số và các bài làm của trẻ”, bà Clark chia sẻ trên Sydney Morning Herald.
Bình luận (0)