Học ngữ văn qua ChatGPT: Lợi bất cập hại

14/02/2023 12:29 GMT+7

Các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT có thể giúp ích cho học sinh trong quá trình học ngữ văn nhưng nếu lạm dụng thì có thể dẫn đến tình trạng 'ngại tư duy'.

Tiện dụng hay ỷ lại ?

Những "bộ máy ngôn ngữ" như ChatGPT có thể viết được những bài văn hay làm thơ chỉ trong vòng vài giây, điều mà một học sinh bình thường phải mất trung bình 60 phút để hoàn thành.

Do đó, một số học sinh như Ngọc T. (18 tuổi, học sinh Trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM) dùng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm ý cho bài văn nghị luận xã hội.

Theo T., ChatGPT có thể đưa ra gợi ý chi tiết về hướng triển khai bài, cấu trúc bài viết và một số ví dụ thực tiễn ngay lập tức nên học sinh đỡ mất thời gian tìm kiếm những bài mẫu trên Google.

"Có những hôm em phải làm bài tập nhiều môn khác nhau nên việc viết một bài văn trở thành gánh nặng. Khi đó, em dùng ChatGPT hoặc Merlin tạo ra một bài văn hoàn chỉnh để tham khảo rồi viết theo văn phong của riêng mình", T. chia sẻ.

Học ngữ văn bằng ChatGPT: Lợi bất cập hại - Ảnh 1.

Giáo viên lo lắng học sinh sẽ ngại tư duy khi ỷ lại vào những công dụng của ChatGPT

Trâm Trần

Tương tự, Bảo N. (17 tuổi, học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.7, TP.HCM) thường dùng ChatGPT để nhanh chóng có được các ý tưởng viết bài thay vì cố động não nhưng không có cảm hứng.

"Mỗi khi làm phần viết nghị luận xã hội, em đều rất đau đầu để suy nghĩ cách sắp xếp ý cũng như trích dẫn chứng vô bài. Khi dùng các công cụ AI, tuy sẽ tiện để vượt qua những bài tập về nhà, nhưng nếu đi thi thật thì em lo lắng mình sẽ khó tìm ý cho bài viết trong thời gian ngắn. Không dùng ChatGPT thì em sẽ mất nhiều thời gian cho bài tập làm văn dẫn tới những môn khác sẽ không làm kịp", Bảo N. cho biết.

Chuyên gia Việt Nam không sợ ChatGPT cướp việc: ‘AI chưa thông minh đến vậy’

Nỗi "bất an" của giáo viên

Một số giáo viên lo ngại học sinh lạm dụng công cụ AI để làm bài tập môn ngữ văn. "Tôi đã thử yêu cầu ChatGPT viết một bài văn về người thân trong gia đình và nghị luận xã hội về ý nghĩa của sự tự tin. Kết quả, các bài văn tốt ngoài mong đợi. Đặc biệt, bài viết vượt xa khả năng viết của một học sinh bình thường trên lớp", thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân, chia sẻ.

Học ngữ văn bằng ChatGPT: Lợi bất cập hại - Ảnh 2.

Merlin (phiên bản của ChatGPT tích hợp trong trình duyệt trong Chrome) tự tạo ra một bài viết về sự tự tin

Vì thế, thầy Đức Anh cảnh báo việc học sinh chỉ biết trông chờ vào câu trả lời từ AI và sao chép mà không cần phải suy nghĩ hay phân tích đề, lập dàn ý, lựa chọn ngôn từ chính là dấu hiệu của tình trạng "ngại tư duy".

Đồng quan điểm trên, thầy Lê Dũ Bằng, giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM), lưu ý: "Người học cần phải hiểu rõ được mục đích sử dụng công cụ AI. Học sinh nên kiểm chứng kỹ các thông tin vì công cụ này vẫn còn giới hạn ở một số kiến thức vẫn chưa kịp cập nhật nên có thể bị sai sót. Các em chỉ nên xem đây là nguồn tài liệu tham khảo, tránh bị lệ thuộc và sao chép, nhất là trong môn ngữ văn".

Học ngữ văn bằng ChatGPT: Lợi bất cập hại - Ảnh 3.

AI sẽ không thể thay thế được giáo viên dạy văn nếu giáo viên biết mang tính khai phóng vào bài giảng thay vì nhồi nhét

Thiên Thanh

Xem nhanh 20h ngày 15.2: 'Kỵ sĩ' cưỡi ngựa trên phố bị phạt | Lạ lùng chuyện con trăn khổng lồ

Bên cạnh đó, thầy Bằng và thầy Đức Anh nhận thấy ChatGPT mang đến nhiều lợi ích cho giáo viên nhưng cũng chính là một thách thức lớn đối với quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh. Do đó, giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy lẫn đánh giá trước sự trỗi dậy của công nghệ AI.

"Giáo viên thay vì kiểm tra theo từng thời điểm như trước đây thì nên đánh giá học sinh theo từng quá trình. Việc đánh giá theo từng giai đoạn sẽ giúp người học không còn quá áp lực về điểm thi giữa kỳ hay cuối kỳ, từ đó cũng giảm thiểu được những gian lận trong thi cử. Đây cũng là cơ hội để giáo viên nhìn nhận lại và nhanh chóng chuyển đổi sang phương thức đánh giá mới", thầy Đức Anh nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.