Nghiên cứu sinh Đại học Bristol: Học sinh cần biết điểm mạnh - điểm yếu bản thân

10/04/2024 06:12 GMT+7

Để tiếp sức cho các học sinh sắp bước qua ngưỡng cửa cuộc đời và kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Nguyễn Thị Ngọc Lan (26 tuổi) đang là nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ ngành kế toán - tài chính của ĐH Bristol (Anh) đã có nhiều chia sẻ.

Học thêm kỹ năng để thành công dân toàn cầu

Đây là bước ngoặt của bất kỳ một học sinh nào bởi lẽ thời điểm này không chỉ đánh dấu sự hoàn thành của 18 năm THPT mà còn là thời điểm đưa ra nhiều quyết định quan trọng về hướng đi tiếp theo, bao gồm việc chọn trường đại học, nghề nghiệp và kế hoạch cuộc sống mới. Quyết định này có thể ảnh hưởng sâu rộng đến tương lai của mỗi học sinh. Vì vậy, mọi quyết định đưa ra trong thời điểm này là sự cân nhắc kỹ lưỡng của bản thân, gia đình và sự tham khảo đối với các anh, chị, thầy cô và chuyên gia đi trước.

Ngọc Lan có những chia sẻ với các học sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngọc Lan có những chia sẻ với các học sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

ành: NVCC

Nghiên cứu sinh Đại học Bristol: Học sinh cần biết điểm mạnh - điểm yếu bản thân- Ảnh 2.

Nghiên cứu sinh Đại học Bristol: Học sinh cần biết điểm mạnh - điểm yếu bản thân- Ảnh 3.

Để trang bị hành trang cho "ngưỡng cửa cuộc đời", theo Lan học sinh cần tìm kiếm hướng đi cho mình ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Từ mô hình SWOT (điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức) học sinh có thể tự mình phân tích để biết được bản thân phù hợp với những cơ hội và thách thức đối với ngành nghề đó, thậm chí với thị trường lao động sau khi tốt nghiệp THPT.

Theo Lan, việc chọn ngành, nghề của học sinh tại thời điểm này là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công của học sinh trong tương lai mà còn có thể tác động lớn tới động lực làm việc mỗi ngày.

Chính vì vậy, để có thể định hình và chọn ngành nghề phù hợp, điều quan trọng là học sinh cần hiểu rõ về sở thích, đam mê, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân...

Tiếp đến nên tự xây dựng tính độc lập, đó là rời khỏi môi trường an toàn của trường học đồng nghĩa với việc phải tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Bởi đa số học sinh khi đã đủ 18 tuổi, phải xa gia đình, thích nghi ở một thành phố, môi trường và bạn bè mới. Do đó, việc trang bị kỹ năng tự quản lý thời gian, tài chính, nấu ăn và chăm sóc bản thân hằng ngày là cực kỳ cần thiết để bảo đảm sức khỏe và sự tự lập. Đồng thời cũng nên trang bị thêm kỹ năng mềm khác như: ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, duy trì tinh thần học hỏi liên tục và đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi cần. Một số học sinh có thể dễ dàng rơi vào tâm trạng thư giãn sau kỳ thi tốt nghiệp, và thói quen này thường kéo dài ngay cả sau khi bước vào đại học. Điều này có thể dẫn đến việc sinh viên xa gia đình, thiếu sự hỗ trợ từ bố mẹ, mất đi động lực trong việc học tập. Vì vậy, quan trọng là các bạn phải tiếp tục học hỏi, tự rèn luyện kiến thức và kỹ năng mới.

Lỡ chọn sai ngành thì sao ?

Về vấn đề này, Lan liên tưởng trường hợp của bản thân từng mắc phải: "Tôi từng ước mơ học ngành y để trở thành bác sĩ, nhưng vì không thi đỗ nên vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Tôi cũng từng rất chán nản, thất vọng với việc chọn học ngành không yêu thích, nhưng tới thời điểm này, sau 10 năm học kế toán - tài chính thì tôi lại rất mê với những gì đã học và làm việc".

Lan cũng chia sẻ cách học sinh “săn” học bổng

Lan cũng chia sẻ cách học sinh “săn” học bổng

ành: NVCC

Lan khuyên học sinh nếu "lỡ chọn sai nghề" cần bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ vì chưa chắc đây đã là lựa chọn sai lầm. Hãy cố gắng dành nhiều thời gian với môn học mới, tự bản thân khám phá những điểm lý thú của nghề vì chỉ có như vậy các bạn mới thực sự hiểu về nó. Khi hiểu về nó rồi có thể bạn sẽ yêu nó hơn rất nhiều.

"Tôi cũng vậy, khi chưa hiểu về kế toán và tài chính thì nghĩ rằng nó thật tẻ nhạt. Chỉ có ngành y là đỉnh nhất. Nhưng không, rốt cuộc thì ngành nghề nào cũng có cái đẹp riêng, quan trọng là mình đã thực sự hiểu đúng về nó chưa. Bây giờ, nếu được chọn lại, tôi sẽ vẫn chọn ngành kinh tế mà mình đã học", Lan "chốt" lại lần chọn sai ngành vào thời đi học.

Với các kỳ thi, Lan cho rằng tâm lý của các bạn học sinh có thể ảnh hưởng đến cả khả năng học tập và kết quả cuối cùng. Chính vì vậy các bạn cần cố gắng giữ cho mình trạng thái tâm lý tích cực, tự tin và quyết tâm, vì điều này sẽ giúp cho các bạn đạt được hiệu quả học tập và thi cử tốt hơn. Việc này cũng giúp các bạn vượt qua các áp lực và căng thẳng một cách dễ dàng, từ đó duy trì sự tập trung trong quá trình học.

Do đó, các bạn học sinh cần phải học cách xử lý và giảm bớt căng thẳng, tạo môi trường học tập tích cực, thoải mái. Các bạn có thể cân nhắc tới việc tập thể dục và xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian ôn thi. Đồng thời các bạn cũng nên chia sẻ những khó khăn và căng thẳng với gia đình, thầy cô, bạn bè để có thể tìm kiếm sự trợ giúp nếu cần thiết. 

Những thành tích mà Lan đạt được trong những năm qua như: quán quân cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên năm 2018; quán quân cuộc thi NEURON năm 2018; sinh viên tiêu biểu Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2018, "Sinh viên 5 tốt" cấp thành phố năm 2018; thủ khoa Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2019; Học bổng toàn phần chương trình tiến sĩ ngành tài chính - kế toán tại Đại học Bristol (Vương quốc Anh); học bổng Think big chương trình học thạc sĩ ngành tài chính - kế toán tại ĐH Bristol (Vương quốc Anh); Thành viên Hội đồng quản trị Tổ chức Voscur, Bristol.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.