Câu chuyện đầy trăn trở và muôn thuở về chính sách đãi ngộ cho người tài luôn là những câu chuyện dài chưa có lời kết. Và tại Lễ trao học bổng cho các em học sinh đạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế 2014 vừa diễn ra tại Học viện IvyPrep - 57 Láng Hạ, Hà Nội, một lần nữa, câu chuyện lại được xới lại.
|
Các học sinh đạt huy chương quốc tế: có nhiều hơn 1 cách để bước ra thế giới
Đây là lời khẳng định của ông Nguyễn Khắc Minh, cán bộ Cục khảo thí, Bộ Giáo dục và Đào tạo, người chuyên đưa các em dự các giải đấu Olympic toán quốc tế từ những năm 1990 khi được hỏi về chính sách của Nhà nước đối với người tài mang huy chương về cho đất nước. Ông cho biết theo quy chế, chỉ cần là thành viên trong đội tuyển, không cần đạt huy chương khi tham gia các kỳ Olympic quốc tế thì Nhà nước sẽ cam kết cấp học bổng cho các em đi du học tại một số nước theo ngành nghề của mỗi em. Thông thường, Bộ Giáo Dục sẽ bố trí đưa các em đi theo diện đề án 322. Tuy nhiên, các em sẽ phải chọn trường phù hợp với mức học bổng được cấp, nên đôi khi các em sẽ không được toại nguyện với lựa chọn của mình.
|
Con đường thứ 2 là Quỹ học bổng của giáo sư Ngô Bảo Châu. Với quỹ học bổng này, các bạn không chỉ được tài trợ chi phí đi học mà còn được lựa chọn những thầy giáo tốt nhất cho việc học của bản thân. Với học bổng danh giá này, các em cần có cam kết kết quả theo từng năm học và nếu không đảm bảo thì sẽ bị dừng tài trợ ngay.Ông cũng không quên nói thêm về hướng đi theo hợp tác song phương giữa đại học Việt Nam và nước ngoài.
“Với các bạn trẻ ngày nay, con đường dễ nhất là tự tìm kiếm trên mạng”, ông nhấn mạnh. Ông cũng không quên kể ra trường hợp các bạn học sinh đã tự tìm học bổng cho mình theo cách này như trường hợp Ngô Đắc Tuấn HCV Olympic năm 1995, 1996. Khi được thông báo có suất học bổng tại Pháp, vì chỉ được báo trước 3-4 tháng nên Tuấn đã không có nhiều thời gian chuẩn bị, buổi phỏng vấn với đại sứ quán Pháp không hề suôn sẻ. Nhưng sau đó Tuấn vẫn nhận được học bổng vì theo lời vị đại diện đại sứ quán: “Hiện tại tiếng Pháp của em ấy không tốt nhưng 1-2 năm nữa sẽ tốt. Còn nếu chúng tôi lấy một em giỏi tiếng Pháp thì 20 năm nữa chúng tôi cũng không tạo ra cái đầu như em Tuấn được”.
Kết lại câu chuyện, ông Minh khẳng định: “Chúng tôi kể câu chuyện này để các em có thể biết được, các nước trên thế giới đánh giá rất cao chất lượng huy chương tại các kỳ Olympic. Các em có thể tự tìm kiếm các cơ hội dành cho mình”.
Đi hay ở - Đừng hỏi các em học sinh
Trước câu hỏi của chúng tôi về việc các học sinh đạt huy chương sẽ quay trở về hay ở lại nước ngoài tu nghiệp. Ông Nguyễn Khắc Minh bày tỏ suy nghĩ thẳng thắn: “Với tư cách là người đã ở nước ngoài, chúng tôi bao giờ cũng có tâm thế hừng hực muốn quay trở lại đất nước để phục vụ. Lúc đó chúng tôi nghĩ mình sẽ làm được nhiều lắm cho đất nước chứ không nghĩ làm được ít như thế này. Không chỉ riêng các em học sinh đạt Olympic Toán, mà các em ở đội tuyển khác không phải ai cũng sẽ ở lại nước ngoài. Điều đó còn phụ thuộc vào việc ngành nghề các bạn đó đã học, nếu ngành nghề đó khi về nước các bạn ấy có thể phát triển được, thì các bạn ấy về. Những ngành nghề nào khi về nước không thể phát triển tốt như ở nước ngoài, thì các bạn ấy ở lại nước ngoài học hàm thụ. Đó là xu thế bình thường ở nhiều đất nước khác chứ không phải chỉ có ở Việt Nam. Nếu như chúng ta muốn tất các bạn ấy trở về nước đóng góp chứ không phải đóng góp từ xa, thì đó là điều mà người lớn chúng ta phải nghĩ, chứ không phải là các em học sinh”.
|
Ông Minh có kể về trường hợp một bạn học sinh đạt HCB ở Úc đã trở về Việt Nam mở công ty phần mềm nhưng sau vài năm công ty phá sản. Thay vì quay lại nước ngoài, bạn ấy đã ngồi lại và lý giải vì sao mình thất bại. Bạn tự đặt câu hỏi, mình sống và tương tác trong môi trường Việt, liệu mình đã hiểu về văn hóa Việt bao nhiêu - liệu đó có phải lý do mình chưa thành công khi ở trên đất Việt.“Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, bạn ấy đã xuất bản cuốn sách Minh Triết Việt trong văn minh Đông Phương. Hiện nay, bạn ấy đang rất thành công và làm diễn giả trong nhiều hội thảo cho các công ty”, ông Minh chia sẻ.
Ông Minh cho biết ông muốn nói câu chuyện này “Vì gần đây chúng ta thường phê phán nền giáo dục Việt Nam, phê phán các tài năng Olympic không trở về Việt Nam. Tôi nghĩ chúng ta nên có cách tiếp cận khác, muốn “vác” cái gì về nước cũng được, nhưng chúng ta phải biết mình là ai!”.
Học bổng từ các tổ chức giáo dục - con đường mới cho các học sinh đạt Olympic
Không chỉ nhận được những cơ hội từ cơ quan nhà nước, hiện nay, các tổ chức giáo dục đã quan tâm nhiều hơn đến việc hỗ trợ các thí sinh tham gia dự thi các kỳ Olympic. Điển hình như ngày 25.11 vừa qua, tại Học viện IvyPrep 3/6 học sinh đạt huy chương đã được trao những học bổng giá trị lên tới 104 triệu đồng/em cho 2 năm học tại Học viện.
Đặc biệt hơn nữa, Ban Lãnh đạo Học viện đã nhất trí, bắt đầu từ năm 2014 trở đi, IvyPrep sẽ dành những suất học bổng đặc biệt - học bổng toàn phần - tặng cho tất cả các bạn đoạt huy chương, trong đội tuyển Olympic toán quốc tế, như một món quà ghi nhận những nỗ lực của các em, khi mang vinh quang về cho đất nước.
Cô Phạm Thị Kim Liên - Giám đốc thương hiệu IvyPrep cho biết thêm: “Những suất học bổng được trao tặng cho các em ngày hôm nay, còn vì một lý do: Chúng tôi muốn góp phần vào sự nghiệp nuôi dưỡng và đào tạo tài năng trẻ của nước nhà, muốn gây dựng một thế hệ lãnh đạo trẻ đầy tiềm năng, chung tay dựng xây đất nước. Và hơn hết chúng tôi muốn giúp đỡnhững bạn thực sự có tài, đạt được ước mơ của mình”.
Với học bổng này, các em sẽ được học các kỹ năng để vượt qua bài thi TOEFL iBT, SAT, hướng dẫn làm hồ sơ xin học bổng với mục tiêu cao nhất sẽ đặt chân vào những trường đại học danh tiếng nhất tại nước Mỹ. Theo kế hoạch thì mùa thu năm 2016, các em học sinh sẽ nhập học tại các trường đại học tại Mỹ.
Ba em học sinh đạt huy chương Olympic toán quốc tế 2014 vừa nhận được học bổng từ Học viện IvyPrep, bao gồm: Trần Hồng Quân (Huy chương vàng), Nguyễn Thế Hoàn (Huy chương vàng), Nguyễn Huy Tùng (Huy chương đồng). Thông tin thêm có tại www.ivyprep.edu.vn |
Bình luận (0)