Thư ngỏ cho biết trường sẽ có nhiều hoạt động với tổng mức chi khoảng 400 triệu đồng/năm học. Vì vậy, “dự kiến trong năm học 2016 - 2017 mỗi phụ huynh HS đóng góp từ 200.000 đồng trở lên mới đảm bảo kinh phí cho các hoạt động trên”.
Nhiều phụ huynh cho rằng việc ấn định mức đóng góp từ 200.000 đồng trở lên giống như bị ép buộc. Ngoài ra, trong số 2.021 phụ huynh cũng có nhiều người hoàn cảnh khó khăn trong khi đầu năm học còn có nhiều khoản khác như học phí, tiền đồng phục, tập, sách, bảo hiểm… Một phụ huynh nói: “Năm học vừa rồi nhà trường chỉ vận động, không bắt buộc, nhưng rất nhiều phụ huynh đã đóng góp mức 500.000 đồng và 1 triệu đồng. Nhưng đó là tự nguyện hỗ trợ. Còn vận động mà ấn định giá tối thiểu thì cũng như là bắt buộc”.
tin liên quan
Hà Nội công bố 30 'đường dây nóng' tiếp nhận phản ánh lạm thuSở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội công bố số điện thoại đường dây nóng của các quận, huyện, để người dân kịp thời phản ánh các hiện tượng thu chi sai quy định trên địa bàn.
Giải thích về thắc mắc của phụ huynh, bà Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Nhựt Tảo, nói: “Việc này do ban đại diện cha mẹ HS đứng ra làm, nhà trường chỉ xác nhận thôi!”. Nhưng ngoài các khoản chi như đã kể trên, theo bà Thủy còn có chi hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên, gọi là “quản lý, chăm sóc HS ngoài giờ”. Cụ thể, mỗi ngày trường phân công 2 giáo viên trực từ 10 giờ 30 - 12 giờ 30, mỗi người được bồi dưỡng 80.000 đồng. Cũng theo hiệu trưởng, thời điểm này dễ xảy ra chuyện… HS đánh nhau, vì vậy phải có người quản lý. Ngoài ra, nhà trường còn hợp đồng thuê 2 dân phòng giữ trật tự ở bên ngoài cổng lúc tan trường, mỗi người được trả 1,9 triệu đồng/tháng.
tin liên quan
TP.HCM quy định các khoản thu trong trường họcNgày 21.9, Sở GD-ĐT TP.HCM, và Sở Tài chính đã thống nhất việc hướng dẫn công tác thu, sử dụng học phí và thu khác của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2016-2017.
Theo bà Thủy, ấn định mức đóng góp thấp nhất là 200.000 đồng, riêng những trường hợp khó khăn (có sổ hộ nghèo, cận nghèo) sẽ không thu, nhưng phải làm đơn, trình bày lý do. “Ghi là ghi vậy thôi chớ còn tùy lòng hảo tâm, vì năm rồi có trường hợp chỉ đóng 15.000 - 20.000 đồng, có trường hợp không đóng nên đến cuối năm học nhà trường rất khó khăn, phải chạy đi vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ, thậm chí vào chùa xin tiền, cuối cùng được gần 100 triệu đồng”, bà Thủy cho biết.
Bà Song An, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Tân An, cho biết: “Việc vận động phụ huynh đóng tiền là do thỏa thuận giữa nhà trường với hội cha mẹ HS. Chúng tôi không có chỉ đạo việc này. Hơn nữa, trong những lần họp giao ban, chúng tôi cũng có nhắc nhở các trường không đứng ra vận động phụ huynh góp tiền. Việc nhà trường ký tên và ấn định mức thu trong thư ngỏ là không đúng.
tin liên quan
Nhiều học sinh phản ứng, trường dừng dạy thêmNgày 19.9, Thanh tra Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho biết đã có kết luận về
những khuyết điểm trong việc dạy thêm tại Trường THPT Cao Bá Quát
(TP.Buôn Ma Thuột).
Bình luận (0)