Học sinh sáng chế thiết bị gom rác tự động

30/03/2016 10:41 GMT+7

Dự án 'Nắp cống gom rác tự động không sử dụng điện' của Đỗ Thị Kim Dung và Trương Hữu Đức (học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai) vừa giành giải nhì cấp Quốc gia năm 2016.

Dự án 'Nắp cống gom rác tự động không sử dụng điện' của Đỗ Thị Kim Dung và Trương Hữu Đức (học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai) vừa giành giải nhì cấp Quốc gia năm 2016.

Thực nghiệm thực tế với thiết bị thu gom rác - Ảnh: Nhân vật cung cấpThực nghiệm thực tế với thiết bị thu gom rác - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau những trận mưa lớn trên nhiều tuyến đường ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) thường xuyên ngập nước kéo dài do bị rác chặn ở các miệng cống, nước không thoát được nên Trương Hữu Đức và Đỗ Thị Kim Dung quyết định nghiên cứu, chế tạo thiết bị...
Ngập do rác ứ đọng
Hai em trình bày, khi trời mưa lớn nước chảy từ trên đường thường cuốn theo rất nhiều rác, mà thiết kế của nắp cống cũ chỉ có thanh chắn dạng lưới nên rác dễ tích tụ lại khiến dòng chảy tắc nghẽn, nước ứ đọng gây ngập, nhân viên lao công phải đi moi từng miệng cống rất tốn thời gian. Ngoài ra, qua thời gian quan sát cho thấy để tránh tắc nghẽn người ta đã bỏ luôn thanh chắn dẫn đến rất nhiều rác bị cuốn xuống lòng cống, gây tắc nghẽn cục bộ ngay trong lòng hệ thống thoát nước ngầm. “Từ đây, chúng em quyết định tìm hiểu, chế tạo ra thiết bị lọc rác để thay thế các miếng chắn hiện có tại hệ thống cống”, em Đỗ Thị Kim Dung nói về lý do thiết bị “nắp cống gom rác tự động không sử dụng điện” ra đời.
Trước khi tiến hành, hai em đã đi đo tốc độ dòng chảy của nước trong lòng cống ở nhiều địa điểm khác nhau trong TP.Biên Hòa. Tốc độ dòng chảy cũng được đo ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (giờ cao điểm, ngày không mưa, ngày có mưa…) để phân tích, nhằm sản xuất ra một thiết bị ứng dụng cao.
Hoạt động nhờ lực đẩy của nước
Sau thời gian nghiên cứu, thiết bị “nắp cống gom rác tự động không sử dụng điện” được sáng chế. Thiết bị bao gồm bộ phận gom rác, thùng chứa rác rời, tua bin gắn cánh quạt, chổi quét, lưới lọc và khung đỡ, mỗi bộ phận lại có nhiều thiết bị nhỏ cấu thành.
Sơ đồ thiết bị “nắp cống gom rác tự động không sử dụng điện” - Ảnh: Nhân vật cung cấpSơ đồ thiết bị “nắp cống gom rác tự động không sử dụng điện” - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thiết bị hoạt động theo nguyên lý tận dụng năng lượng từ dòng chảy của nước tại cống để đẩy cánh quạt quay tua bin. Khi tua bin quay sẽ làm trục quay tác động đến chổi quét chuyển động tròn quanh khung đỡ, rác theo nước xuống cống bị vướng trên lưới lọc bị chổi quét gom vào thùng rác rời và sẽ được lao công thu lấy. Em Trương Hữu Đức cho biết: “Toàn bộ thiết bị đều làm bằng Inox để tránh bị ô xy hóa ảnh hướng đến quá trình hoạt động. Để sáng tạo được thiết bị trên hai em đã phải đi nhờ các tiệm cơ khí quen năn nỉ họ chế tạo. Trải qua rất nhiều lần sửa chữa, thay đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế sau mỗi lần đưa đi thử nghiệm...”. Theo em Đức, giá thành để làm ra thiết bị trên khoảng 800.000 đồng. Tuy nhiên, nếu sản phẩm được sản xuất đại trà thì giá thành giảm xuống còn khoảng 400.000 - 500.000 đồng/sản phẩm.
Ngoài giải nhì cấp Quốc gia, với tính ứng dụng cao, dự án “Nắp cống gom rác tự động không sử dụng điện” của 2 em Đỗ Thị Kim Dung và Trương Hữu Đức còn giành giải nhất tại Cuộc thi Khoa học-Kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2015 - 2016.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.