Học sinh trở lại trường: Bán trú, ngoại khóa sẽ được tổ chức linh động

15/02/2022 07:51 GMT+7

Học sinh được tách thành từng nhóm nhỏ, hoạt động trong khu vực riêng của lớp và được giáo dục những kỹ năng cần thiết khi quay trở lại trường học trong đợt này.

Sáng 14.2, hơn 1 triệu học sinh tiểu học và trẻ mầm non TP.HCM đã quay trở lại trường học sau hơn 9 tháng đóng cửa trường học. Đây là bước ngoặt đánh dấu hoạt động bình thường mới của ngành giáo dục thành phố sau thời gian dài phòng dịch Covid-19.

Giáo viên mầm non dậy sớm, háo hức đón học sinh sau “kỳ nghỉ lịch sử”

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc

Có tới hơn 2.600 học sinh và tổ chức bán trú ngay tuần đầu tiên, ông Đặng Duy Phước, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Q.Bình Thạnh), cho biết để đảm bảo an toàn cho học sinh (HS), việc thực hiện các quy tắc phòng bệnh được đặt lên hàng đầu. Trường sẽ tổ chức cho các em ăn uống, đánh răng và vệ sinh cá nhân lệch giờ.

Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, Hiệu trưởng Trường mầm non Bé Ngoan (Q.1), đã có gần 70% phụ huynh đăng ký cho con đi học trở lại. Để đảm bảo an toàn, trường chỉ cho phụ huynh dẫn bé tới cổng lớp học. Trong mỗi lớp, giáo viên tận dụng không gian, chia trẻ thành 4 - 5 nhóm nhỏ, tránh tình trạng tập trung một chỗ.

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đi học trở lại sáng 14.2

NGỌC DƯƠNG

Xuất hiện F0 sẽ không liên quan việc tổ chức bán trú

Chia sẻ về các hoạt động bán trú, ngoại khóa trong thời gian này, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết các trường sẽ thực hiện theo kế hoạch của UBND TP.HCM phê duyệt trước đó.

Sáng 14.2, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã đến Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (TP.Biên Hòa) kiểm tra công tác chuẩn bị dạy và học của trường, đồng thời động viên, khích lệ HS yên tâm đến trường. Tại đây, ông Nguyễn Hồng Lĩnh đã thăm hỏi tình hình sức khỏe các em HS, đồng thời chúc các em vui khỏe, học tốt.

Lê Lâm

Ông Dũng nói: “Tùy theo từng trường, đơn vị quận huyện và cấp độ dịch thì ban chỉ đạo quận huyện sẽ phê duyệt kế hoạch của từng trường, sẽ có những cách tổ chức linh động, phù hợp với điều kiện của từng trường”.

Việc xuất hiện ca F0 trong trường học, theo ông Dũng sẽ không liên quan đến việc tổ chức bán trú. Dù là một ca, hai ca hay nhiều hơn thì các trường cũng phải bình tĩnh xử lý theo hướng dẫn của Sở Y tế.

Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT, trong những tuần đầu tiên sẽ thực hiện tổ chức ôn tập, kiểm tra kiến thức cũ, chưa tổ chức ngoại khóa.

Cả nước đã tiêm được hơn 186 triệu liều vắc xin Covid-19

Xử lý F0, F1 phải có sự giám sát của phụ huynh

Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trẻ mầm non và HS tiểu học đồng loạt đến trường hôm nay lại là nhóm tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19, độ tuổi còn nhỏ nên việc phát hiện, xử lý F0, F1 sẽ khác hơn.

Cụ thể, khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm hoặc có dấu hiệu của bệnh thì các trường sẽ cách ly các em ở phòng y tế. Nếu các em có triệu chứng nghi mắc Covid-19 thì trường cần liên hệ với phụ huynh đến trường, sau đó phối hợp với y tế của phường để test Covid-19 dưới sự chứng kiến, đồng ý của phụ huynh.

Khi xác định cụ thể nếu là F0 thì phải nghỉ học điều trị cách ly theo quy định. Với bậc mầm non, tiểu học, vì trẻ chưa tiêm vắc xin nên F1 cũng sẽ phải cách ly ở nhà. Còn việc xác định em nào là F1 thì sẽ do quá trình truy vết, xác định của lực lượng y tế.

Có mặt kiểm tra tình hình đón HS tại Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh số ca nhiễm mỗi ngày của TP.HCM đang thấp, HS đi học lại là một yếu tố thuận lợi lớn nhưng ông cũng nhắn nhủ các trường đảm bảo công tác phòng dịch tốt để không làm tăng số ca bệnh.

“Cảnh giác, nhắc nhở nhưng cũng không nên tạo tâm lý căng thẳng cho HS, phụ huynh để các em có tâm lý tốt, dễ dàng thích nghi lại với việc đi học”, ông Dương Anh Đức nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.