Học sinh buộc phải lựa chọn một trong hai. Và đây cũng là lý do học sinh dù có năng khiếu cũng ít chọn con đường thể thao chuyên nghiệp và nhiều vận động viên (VĐV) VN ít có cơ hội học văn hóa đến nơi đến chốn.
Chỉ có cách học bổ túc
Mới đây, nhiều phụ huynh có con tham gia tập luyện tại Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu (Q.1, TP.HCM) đã gửi đơn tố cáo lên Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM về một số bất cập và sai phạm của trung tâm này. Các bức xúc bắt nguồn từ quan điểm phát triển thể thao chuyên nghiệp hiện nay của bộ môn bơi lội nói riêng và ngành thể thao TP.HCM nói chung.
Theo đó, từ tháng 6.2015, Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu áp dụng quy định mới. Tất cả VĐV nam từ 14, nữ từ 13 tuổi đang tập luyện tại đây sẽ tiếp tục tập và được hỗ trợ mọi nguồn lực tốt nhất như huấn luyện viên, giáo án, đi tập huấn… nếu không học ở các trường phổ thông theo hệ chính quy nữa. Trung tâm khuyến khích VĐV chuyển qua học bổ túc văn hóa để tiếp tục đi theo con đường thể thao chuyên nghiệp. Nếu không, trung tâm sẽ chuyển VĐV về các quận, huyện.
tin liên quan
Cậu bé 8 tuổi quyết tâm học võ dù tứ chi bị cụtCậu bé 8 tuổi Marshall Janson bị mất tứ chi do viêm màng não lúc nhỏ. Dù chịu bất hạnh nhưng Marshall vẫn quyết tâm học võ. Em đã cố gắng tập luyện mà không cần dùng chân giả.
Sau khi có quy định này, hàng loạt phụ huynh cho con rời khỏi trung tâm. Phụ huynh của Trương Kim Ngân (14 tuổi), VĐV từng mang về 3 HCV cho đoàn TP.HCM tại giải bơi các nhóm tuổi toàn quốc năm 2015, giành quyền đi thi giải các nhóm tuổi Đông Nam Á vào tháng 12.2015, quyết định rút con khỏi trung tâm vì muốn con tiếp tục học chính quy. Phụ huynh của “kình ngư” Lê Hoàng Bảo Minh cũng có quyết định tương tự.
Trả lời Báo Thanh Niên, ông Chung Tấn Phong, Giám đốc Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu, cho biết đây là mâu thuẫn về góc nhìn giữa người quản lý và phụ huynh. Trung tâm muốn định hướng hệ thống đào tạo theo chuyên nghiệp. Ông thấy rằng gần như VĐV nghỉ tập từ lớp 8 - 9 hoặc cố gắng lắm thì đến lớp 11 - 12. Thường VĐV xin nghỉ vài tuần ôn thi tốt nghiệp rồi buông tập luyện hoặc xin nghỉ luôn. Trong khi đời VĐV bơi ngắn hơn so với những môn khác, VĐV bước vào đỉnh cao sự nghiệp thường là từ 17 - 23 tuổi (nữ) và 19 - 27 (nam). Khi VĐV không bước vào thời kỳ “đỉnh” của mình mà nghỉ sớm hơn như vậy là rất lãng phí vì kinh phí đầu tư của thành phố cho VĐV khá cao.
Ông Phong cũng cho biết theo ghi nhận của mình, những VĐV đang học theo chương trình phổ thông chính quy không đảm bảo được lượng vận động tập luyện 10 - 12 giờ/tuần mà chỉ được khoảng phân nửa thời gian, mà lại tập vào buổi tối. Những trường hợp xuất sắc từ trước tới nay đều đi theo con đường chuyên nghiệp, không học lớp chính quy.
tin liên quan
Bé gái 4 tuổi nói 7 thứ tiếng: Mỗi ngày dành 6 tiếng để học ngoại ngữHiện mỗi ngày Bella Devyatkina (4 tuổi) dành 6 tiếng để học ngoại ngữ, từ 10 giờ đến 13 giờ và 17 giờ đến 20 giờ. Khi nghe điều này, nhiều người cáo buộc vợ chồng bà Yulia tước đi tuổi thơ ấu của Bella.
Học sinh chịu 2 lần “tải trọng”
Theo ông Phong, có thể nói hệ thống giáo dục VN hiện nay chưa đáp ứng được việc tập luyện thể thao đỉnh cao. Khối lượng kiến thức học tập nặng, nếu tập thể thao chuyên nghiệp nữa thì học sinh phải chịu 2 lần tải trọng. Các em học từ sáng sớm tới chiều, không còn thời gian để tập. Chưa kể, học sinh còn phải học thêm, rồi học nhiều hơn vào những thời điểm thi tốt nghiệp. Ngành thể thao hiện nay phải chạy theo phụ huynh để đáp ứng việc học văn hóa chứ không phải phụ huynh sắp xếp để VĐV theo đuổi thể thao.
Ông Phong cho rằng hiện nay học hệ bổ túc có rất nhiều điểm tốt. Học sinh chỉ phải học 7 môn, không phân biệt bằng tốt nghiệp với hệ chính quy. Chỉ cần tốt nghiệp THPT, VĐV có thành tích Đông Nam Á đã được tuyển thẳng vào các trường ĐH.
Theo ông Mai Bá Hùng, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, trong khoảng thời gian dài, bơi lội và một số môn thể thao của thành phố có thành tích kém. Trong đó có lý do là nhiều VĐV có tiềm năng tập trung học nên bỏ chơi thể thao. Số lượng VĐV bị đào thải quá lớn. Môn bơi lội một thời gian dài không có thành tích quốc tế. Vì vậy, cách đây 2 năm, bộ môn bơi lội có thí điểm cách làm hiện tại. Sở cũng muốn khẳng định VĐV học văn hóa hệ nào cũng được nhưng phải đảm bảo thời gian tập luyện thể thao. Tuy nhiên, với những lợi thế của hệ bổ túc như hiện nay, điều này là tốt nhất cho các VĐV theo thể thao chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, trái ngược quan điểm này, các phụ huynh cho rằng việc chọn học bổ túc văn hóa là sự đánh đổi quá lớn cho tương lai của con em mình. Phụ huynh một VĐV lựa chọn từ bỏ thể thao chuyên nghiệp để con học phổ thông chính quy cho rằng VĐV hết đời thể thao phải bươn chải khó khăn, tương lai không có gì sáng sủa.
tin liên quan
Giật mình với 'suy nghĩ lớn' của cô bé 6 tuổiMột bé gái 6 tuổi đã viết bức thư cảm động với hy vọng tìm kiếm sự chia sẻ và hiểu biết về cậu em trai bị tự kỷ bị bạn mình cho là 'kỳ lạ', theo tờ New York Daily News.
Bình luận (0)