Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Nếu mẹ bạn tiêm những mũi vắc xin trước là vắc xin Vero Cell (Sinopharm) hoặc Sputnik V thì mũi 3 này là mũi vắc xin bổ sung (có thể tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin mRNA), có thể tiêm cách mũi 2 là 1 tháng.
Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn |
Shutterstock |
Trường hợp mẹ bạn tiêm vắc xin AstraZeneca, Pfizer hay Moderna trước đây thì mũi 3 là mũi vắc xin nhắc lại và được tiêm cách mũi 2 từ 3-6 tháng.
Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn các loại vắc xin với nhau (có thể sốt cao hơn, đau nhức tại vị trí tiêm nhiều hơn, mệt mỏi hơn…). Tuy nhiên những phản ứng sau tiêm này vẫn trong giới hạn an toàn và vẫn là những phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Sau tiêm, bạn nên theo dõi mẹ bạn 24/24 giờ ít nhất là ba ngày đầu tiên để xem dấu hiệu toàn thân (có sốt cao hay không, có tỉnh táo và ăn uống bình thường, mức độ khó chịu hay mệt mỏi có tăng nhiều so 2 lần tiêm trước và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hay không...) và tình trạng tại vị trí tiêm (có sưng đau nhiều ảnh hưởng đến cử động cánh tay không...).
Người lớn tuổi nên nghỉ ngơi, hạn chế những hoạt động thể lực trong 3 ngày đầu tiên. Không uống rượu bia trong 7 ngày sau tiêm vắc xin. Vẫn tiếp tục uống thuốc theo toa những bệnh lý mạn tính đang điều trị.
Tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19: những điều cần biết |
Chuyên mục HỎI NHANH VỀ COVID-19 ra mắt nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục này bằng hình thức bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: [email protected].
Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.
Bình luận (0)