Xe

Hội nhập kinh tế: Cẩn trọng không thừa

21/04/2018 11:25 GMT+7

Xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư liên quan nền tảng, hệ thống công nghệ lõi để tránh phụ thuộc quá mức, thậm chí mất kiểm soát trong tương lai

Bloomberg ngày 20.4 đưa tin Bộ Tài chính Mỹ đang xem xét biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn các khoản đầu tư “nhạy cảm” của một số tập đoàn công nghệ Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Đối tượng được hiểu là những tập đoàn đình đám như Huawei, ZTE, Tencent... Cuối tháng 3, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) Ajit Pai cũng đề xuất các doanh nghiệp và tổ chức Mỹ có nhận hỗ trợ từ FCC thì không được mua sản phẩm từ Huawei và ZTE.
Lý do của những động thái trên là lo ngại về vấn đề sở hữu trí tuệ và an ninh quốc gia, vì nhiều sản phẩm của các tập đoàn Trung Quốc đã bị tố cáo tiềm ẩn nguy cơ xâm hại an ninh.
Cũng có ý kiến cho rằng lý do vừa nêu chỉ là cái cớ để Washington tăng cường bảo hộ doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, không riêng gì Mỹ mà nhiều nước như Úc, Ấn Độ... cũng có lo ngại tương tự. Trên thực tế, một số hãng công nghệ Trung Quốc đã bị chỉ ra “phốt” về vấn đề bảo mật.
Hiện nay, các quốc gia đang cạnh tranh giữa sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nên công nghệ đóng vai trò nền tảng, sống còn đối với nền kinh tế. Chính vì thế, việc xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư liên quan nền tảng, hệ thống công nghệ lõi là để tránh phụ thuộc quá mức, thậm chí mất kiểm soát trong tương lai. Những vụ rò rỉ thông tin, dữ liệu gần đây đã cho thấy cẩn trọng là không thừa đối với mọi nền kinh tế. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.