Từ sáng nay, 2.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp 10 với hình thức họp tập trung sau gần 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt.
Trong tuần này, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho việc thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia và cơ cấu lại nền kinh tế; tiến hành chất vấn, và trả lời chất vấn.
Bắt đầu từ ngày mai, 3.11, Quốc hội sẽ thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia.
Các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội sẽ phát biểu một số vấn đề liên quan.
Phiên thảo luận sẽ kéo dài trong 3 ngày và sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao sẽ bắt đầu từ ngày 6.11, kéo dài trong 2 ngày rưỡi.
Theo chương trình kỳ họp, nội dung chất vấn tập trung vào việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa 13.
Trả lời tại họp báo trước kỳ họp, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ chất vấn các thành viên Chính phủ về việc thực hiện “lời hứa” trong cả nhiệm kỳ, nên sẽ không đưa ra các nhóm vấn đề chất vấn, đại biểu Quốc hội có thể chất vấn bất kỳ vấn đề gì và bất kỳ thành viên Chính phủ nào.
Phiên chất vấn cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Thảo luận tại đoàn về việc bãi nhiệm đại biểu Phạm Phú Quốc
Về công tác nhân sự, trong ngày hôm nay, 2.11, Quốc hội sẽ nghe tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.
Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận tại các Đoàn đại biểu Quốc hội về vấn đề này.
Việc bãi nhiệm đối với ông Phạm Phú Quốc sẽ được Quốc hội tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín vào chiều mai, 3.11.
Ông Phạm Phú Quốc bị đề nghị bãi nhiệm do có 2 quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Síp.
Theo luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Sẽ có Nghị quyết thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
Cũng trong ngày hôm nay, 3.11, trong chương trình làm việc riêng, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
|
Bình luận (0)