Nghiên cứu hồi cứu mới nhất của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM công bố cho thấy, từ năm 2000 đến 2016 dịch sốt xuất huyết (SXH) đã làm cho toàn thành phố có trên 148.000 ca mắc nhập viện điều trị chủ yếu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Nếu như giai đoạn từ năm 2000 đến 2004 tỷ lệ mắc SXH là 64 ca/100.000 dân thì con số này tăng hơn gấp đôi vào giai đoạn 2015-2016 với 134 ca/100.000 dân.
Lứa tuổi mắc nhiều nhất là dưới 15 tuổi, nhưng tăng nhanh nhóm tuổi từ 15 đến 25 và trên 25 tuổi; từ năm 2014 SXH tăng nhanh ở vùng đô thị hóa của TP.HCM.
tin liên quan
Cả nước có 30 người tử vong do sốt xuất huyếtBáo cáo công tác y tế 10 tháng đầu năm 2017 của Bộ Y tế cho thấy, một số dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm có số ca mắc và tử vong vẫn còn cao.
“Vùng nội thành với mật độ dân cư đông đúc là yếu tố thuận lợi làm lây lan SXH; vùng đang đô thị hóa thu hút nhiều dân nhập cư trong khi cơ sở hạ tầng không phát triển kịp là yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện các điểm nguy cơ phát sinh SXH. Ngoài ra, SXH gia tăng một phần cũng là do sự biến đổi khí nhậu”, bà Nga nhận định.
Cũng theo bà Nga, trên thế giới, trong 50 năm qua SXH tăng gấp 30 lần và trở thành gánh nặng y tế cho nhiều quốc gia. Giai đoạn 2004-2010 Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3/30 nước trên thế giới có nguy cơ cao về SXH, trung bình 91.000 ca mắc SXH/năm, trong đó TP.HCM chiếm một con số khá lớn, trung bình 10.000 ca/năm.
tin liên quan
Hai chị em bị thầy 'trừ tà' đánh bầm dập, 1 người nguy kịchTối 15.11, Khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tiếp nhận hai bệnh nhân là chị em tên N.T.N (34 tuổi) và N.T.T (47 tuổi, đều ngụ Bình Dương).
Bình luận (0)