Cuộc biểu tình diễn ra sau tám tháng hỗn loạn tại công ty, nơi đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc phân biệt đối xử và quấy rối tình dục. Năm ngoái, Riot Games đã xin lỗi công khai liên quan đến văn hóa công ty sau lần đầu tiên được ghi nhận qua một bài viết khá gay gắt của tạp chí game nổi tiếng Kotaku vào tháng 8 năm 2018. Văn hóa của Riot một lần nữa trở thành trung tâm của sự chú ý của giới truyền thông khi một cựu nhân viên cấp cao của Riot Games đăng trên blog nói về tình trạng phân biệt giới tính mà anh chứng kiến tại công ty.
Đến tháng 11. 2018, một số nhân viên đã đệ đơn kiện tập thể vì phân biệt đối xử dựa trên giới tính, quấy rối tình dục và trả lương không công bằng. Vào tháng 12. 2018 Riot Games đã đình chỉ công việc của giám đốc điều hành Scott Gelb trong hai tháng sau các báo cáo về hành vi sai trái tình dục. Gelb đã bị buộc tội liên tục đánh rắm vào nhân viên, hạ nhục họ và có những hành động quấy rối tình dục một số nhân viên tại nơi làm việc. Tuy nhiên đến tháng 3 năm nay, Gelb đã được lên kế hoạch để trở lại làm việc, công ty tuyên bố đã thuê một giám đốc phụ trách văn hoá đa dạng để "kiểm soát" vị này, theo tờ Verge đưa tin.
Và vào tháng 4.2019, Riot đã đệ trình một kiến nghị yêu cầu vụ kiện được gửi đến trọng tài riêng. Tuy nhiên vụ việc không thành và cuối cùng thông tin đã được chia sẻ ra với công chúng. Nhân viên của Riot đe dọa sẽ biểu tình, các cấp giám đốc, bao gồm Giám đốc Văn hoá mới đã nói chuyện với các nhân viên và hứa sẽ thay đổi, theo nguồn tin của tạp chí Vice.
Cuộc biểu tình lần này đã diễn ra ôn hòa, an toàn. Đại diện đoàn biểu tình cho biết nếu công ty không đưa ra quyết định nào về hợp đồng trọng tài riêng trước ngày 16.5, cô và những người khác sẽ có hành động tiếp theo
Riot Games không phải là công ty công nghệ duy nhất phải đối mặt với cuộc nổi dậy của nhân viên về các chính sách trọng tài bắt buộc. Trước đó, Google tuyên bố chấm dứt sử dụng trọng tài bắt buộc liên quan đến khiếu nại quấy rối tình dục vào tháng 2.2019 sau khi nhân viên biểu tình. Microsoft cũng đã chấm dứt hình thức trọng tài bắt buộc cho những trường hợp quấy rối tình dục vào cuối năm 2017.
Vào cuối năm 2018, người tố giác tại công ty Uber, Susan Fowler cũng đã thúc đẩy luật pháp chấm dứt các thỏa thuận trọng tài bắt buộc đối với nhân viên. Năm ngoái, cô cũng đã nộp một bản tóm tắt đến Tòa án Tối cao để vận động phán quyết chống lại trọng tài bắt buộc.
|
Bình luận (0)