Hơn 20 cựu nhà báo nước ngoài tìm về chiến trường xưa

26/04/2015 19:00 GMT+7

(TNO) Ngày 26.4, hơn 20 cựu phóng viên nước ngoài từng tác nghiệp thời chiến tranh Việt Nam đã đến TP.HCM trong khuôn khổ chương trình tuần lễ báo chí nước ngoài nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do Vụ thông tin báo chí thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức.

(TNO) Ngày 26.4, hơn 20 cựu phóng viên nước ngoài từng tác nghiệp thời chiến tranh Việt Nam đã đến TP.HCM trong khuôn khổ chương trình tuần lễ báo chí nước ngoài nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do Vụ thông tin báo chí thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức.

Trung tướng Trần Thanh Huyền, nguyên Chính ủy quân chủng hải quân Việt Nam-hiện là Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.HCM, (trung tâm) chủ tọa buổi gặp gỡ giao lưu với các cựu phóng viên chiến trường ngày 26.4.2015 - Ảnh: Phúc Duy
Các cựu phóng viên chiến trường đến từ nhiều quốc gia đã đến gặp gỡ và giao lưu gặp gỡ với Hội Cựu chiến binh TP.HCM.
Trung tướng Trần Thanh Huyền, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân Việt Nam-hiện là Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.HCM, đã chia sẻ với các cựu phóng viên về chiến thắng lịch sử của quân dân ta ngày 30.4.1975.
Ông Huyền cho biết thêm các phóng viên chiến tranh nước ngoài năm xưa đã dũng cảm dấn thân dùng ngòi bút của họ viết lên sự thật về chiến tranh Việt Nam.
“Tôi rất vui mừng Vụ thông tin báo chí Việt Nam tổ chức hoạt động này, tạo cơ hội cho chúng tôi gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ những hồi ức về chiến tranh Việt Nam. Theo tôi, Việt Nam trước đây là thù bây giờ là bạn của nước Mỹ”, ông Don North, cựu phóng viên chiến trường người Mỹ, cho hay.
Ông Peter Arnett, cựu phóng viên chiến trường của hãng tin AP (Mỹ) trong buổi giao lựu với cựu chiến binh Việt Nam ngày 26.4.2015 - Ảnh: Phúc Duy
Ông Peter Arnett, cựu phóng viên chiến trường của hãng tin AP (Mỹ)-người đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer nhờ vào loại bài về chiến tranh Việt Nam, cho biết: “Tôi đến Việt Nam khi tôi còn là một phóng viên trẻ tuổi. Và đến Việt Nam tôi đã học được bài học về sự thật”.
“Tôi viết về sự thật, những gì thật sự diễn ra ở chiến trường Việt Nam để phục vụ cho độc giả người Mỹ và thế giới. Tôi đưa tin về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1962-1975. Tôi từng tham gia buổi duyệt binh đầu tiên mừng chiến thắng lịch sử ngày 30.4.1975. Tôi rất xúc động khi trở về Việt Nam lần này”, ông Arnett cho hay.
Các cựu phóng viên đã có buổi giao lưu thân mật, chia sẻ thông tin với các cựu chiến binh về chiến tranh Việt Nam và một Việt Nam độc lập, phát triển ngày hôm nay.
Kết thúc buổi giao lưu với Hội Cựu chiến binh TP.HCM, các cựu phóng viên chiến trường cùng các cựu binh Việt Nam đến thăm Dinh Độc Lập và Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Đại diện ban quản lý Bảo tàng chứng tích chiến tranh cài huy hiệu cho cựu phóng viên người Anh Tim Page ngày 26.4.2015 - Ảnh: Phúc Duy
Tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh, cựu phóng viên người Anh Tim Page, hơn ba lần bị thương nặng nhưng thoát chết khi tác nghiệp ở chiến trường Việt Nam, đã không thể cầm được nước mắt khi đến khu vực triển lãm mang tên “Hồi niệm” với những bức ảnh chiến trường Việt Nam do những người đồng nghiệp đã khuất của ông chụp.
Chính ông Page đã tập hợp lại những bức ảnh này để trưng bày trong bảo tàng. Tuần lễ báo chí nước ngoài kéo dài từ ngày 26.4 cho đến ngày 30.4 với nhiều hoạt động khác nhau.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.