Từ miền quê ra thành phố kiếm sống nhiều người đã phải sống trong những khu nhà ổ chuột ẩm thấp, tồi tàn giữa thủ đô Hà Nội.
Điển hình như khu trọ của những người ngụ cư ở sâu trong ngõ Nguyễn Phúc Lai (Ô Chợ Dừa, Đống Đa).
Khi đặt chân vào xóm trọ “ổ chuột” này, điều đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy là sự ẩm thấp, tối tăm, lộn xộn và nhếch nhác. Dọc con ngõ Nguyễn Phúc Lai, nằm sát với một công trường xây dựng là những căn nhà tạm bợ được dựng lên bằng vài phên nứa, mấy miếng bìa carton hoặc những viên gạch vụn được chát chít nham nhở.
Người Sài Gòn chia ca để ăn, chen nhau sống ở khu 'ổ chuột'
Nhà không mái che, sống chung với rác, chất thải sinh hoạt đổ thẳng xuống kênh, gần cả chục con người già trẻ chen chúc ở…, là những vấn đề mà hàng ngàn hộ dân sống ở khu 'ổ chuột' đang trải qua hằng ngày.
Khu nhà ổ chuột được dựng tạm bợ bằng những phên nứa.
|
Bên trong là không gian lập lòe ánh sáng bởi những tấm bạt che đầu. Bếp nấu ăn đặt ngay cạnh giường “Nhiều khi nấu ăn mỡ, mắm bắn hết lên giường, nhưng vẫn phải ngủ thôi chứ biết làm thế nào”, chị chủ nhà tâm sự.
Phòng ngủ chỉ vài mét vuông kiêm luôn nơi nấu ăn
|
Còn khu vệ sinh thì được quây tạm bợ bằng mấy chiếc bao tải cũ kỹ, rách nát. Chưa đến gần đã bốc mùi nồng nặc. Khu vực ngủ cũng chỉ vẻn vẹn vài mét vuông với vài cái chăn, chiếu vứt lộn xộn. Thế nhưng, những căn nhà đó lại là nơi trú ngụ của biết bao nhiêu mảnh đời đang nặng gánh mưu sinh.
Khu vệ sinh được quây tạm bợ bằng những tấm bạt, bốc mùi.
|
Khu trọ này đa số là người dân ở vùng quê Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa lên đây kiếm sống. Họ làm đủ thứ nghề, nhưng chủ yếu là thu mua đồng nát, bán hàng rong và vệ sinh môi trường. Phần lớn, cư dân trong xóm đều đi làm từ sáng đến tối mịt mới về.
Một góc phòng ngủ
|
Chị Hoa quê ở xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, Nam Định tâm sự: “Cả gia đình tôi rời quên lên Hà Nội kiếm sống đã gần 20 năm nay và đã từng ở không biết bao nhiêu khu nhà ổ chuột rồi. Ở ngõ Nguyễn Phúc Lai này tính ra cũng đã được gần chục năm. Lộn xộn, bẩn thỉu là vậy nhưng vẫn phải cố thôi chứ biết làm thế nào. Kiếm ra đồng tiền thì khó mà còn trăm thứ phải tiêu, phải nuôi 2 đứa con ăn học đại học nữa.”
Bên trong tận dụng làm nhà kho để thu mua, chế biến phế liệu.
|
Nhà chị Hoa ở hiện nay được quây tạm bợ trên một khu đất cạnh công trường xây dựng rộng hơn 50 mét vuông. Nhà chị vừa ở vừa là nơi thu mua phế liệu, đã chật lại càng chật. Chị cho biết: “Nhà chỉ có một nhà tắm, một nhà vệ sinh nhưng đếm sơ sơ cũng có hơn 20 nhân khẩu cả nam, cả nữ cùng sinh hoạt. Tất cả đều là anh chị em họ hàng cùng quê lên đây kiếm sống nên thuê chung một ngôi nhà để ở cho rẻ, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.”
Nấu ăn ngay cạnh giường.
|
Khi chúng tôi hỏi sẽ định ở đây bao lâu nữa trên khuôn mặt chị hiện rõ sự lo lắng: “Cứ ở thôi, khi nào bị đuổi thì lại kiếm khu “ổ chuột” khác mà sinh sống vậy. Qua được ngày nào hay ngày đó.”
|
Khu tắm giặt, vệ sinh lụp xụp, ô nhiễm.
|
Bình luận (0)