Ngày 6.5, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Theo ban tổ chức kỳ thi, số thí sinh đăng ký dự kỳ thi là 4.667 em (tăng gấp đôi so với thí sinh dự thi kỳ thi này năm 2022). Trong đó, môn toán có 2.912 em đăng ký dự thi, văn 2.876 em, tiếng Anh 2.248, vật lý 902 em, hoá 832 em, sinh học 88 em, sử 1.010 em, địa lý 289 em.
Kỳ thi được tổ chức tại 5 điểm thi, trong đó 4 điểm thi tại khu vực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; 1 điểm thi tại Trường ĐH Quy Nhơn.
Tất cả các môn thi đều được tổ chức thi trong một ngày 6.5. Các môn thi được chia theo ca, theo nguyên tắc tất cả thí sinh có nhu cầu đều có thể dự thi cả 3 môn toán, văn, tiếng Anh. Các môn còn lại được chia thành 2 nhóm: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tiếng Anh. Thí sinh dự thi nhóm môn này thì không thể dự thi nhóm môn kia. Thời gian thi của các ca thi cụ thể như sau:
Mục đích của kỳ thi là để đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, gia tăng cơ hội trúng tuyển và phân loại tốt hơn năng lực của các thí sinh, để nhà trường tuyển chọn được sinh viên phù hợp vào học một số khối ngành, nhóm ngành đào tạo trình độ ĐH hệ chính quy. Kỳ thi còn cung cấp kết quả thi để các trường ĐH làm căn cứ ở các mức độ khác nhau xét tuyển sinh ĐH chính quy.
Ngày đầu đăng ký dự thi THPT trực tuyến Vướng mắc lớn nhất là chứng chỉ ngoại ngữ
Nhà trường sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực cho 8 môn thi, gồm: toán, văn, tiếng Anh, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Thí sinh có nhu cầu dự thi không cần phải thi tất cả 8 môn, mà lựa chọn đăng ký thi những môn mà mình có nhu cầu dự thi để sử dụng kết quả thi đăng ký dự tuyển vào các ngành đào tạo ĐH chính quy theo yêu cầu của mỗi trường ĐH.
Đến nay đã có 8 trường ĐH (trong đó 6 trường sư phạm, 2 trường đa ngành) tuyên bố sẽ sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2023, gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Quy Nhơn.
Bình luận (0)