Ông Attila Adamfi, Tổng giám đốc Liên đoàn cử tạ thế giới (IWF), nói rằng các liên đoàn thành viên nên nắm rõ tất cả các luật lệ: “Điều này rất đáng thất vọng”. Những VĐV khác không thể tham dự vì những lý do khác. Theo AFP, trường hợp của Fiji là vì tất cả những VĐV cử tạ hàng đầu của nước này đến từ đảo Levuka đã chủ động rời Liên đoàn cử tạ quốc gia và thành lập một tổ chức riêng, nên không thể tham gia tranh tài ở các giải quốc tế.
Azerbaijan, quốc gia có 4 trường hợp dương tính với chất cấm trong 6 tháng qua, chỉ cử 2 VĐV tham dự giải, trong khi Malaysia - có 3 trường hợp dương tính, thì không cử đại diện tham dự. Tuy nhiên, khi Giải vô địch cử tạ thế giới khởi tranh ngày 1.11, IWF vẫn kỳ vọng sẽ có số lượng kỷ lục khoảng 650 VĐV đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự giải đấu tích lũy điểm đầu tiên để giành vé tham dự Olympic Tokyo 2020.
|
Do vị trí của cử tạ tại các kỳ Olympic sau năm 2020 đang bị đe dọa vì tai tiếng doping trong thời gian qua, IWF đã đề ra những quy định về đủ tư cách tham gia chặt chẽ hơn và một chính sách chống doping mới. Tổ chức này thường xuyên gửi cảnh báo đến các VĐV và các liên đoàn quốc gia của họ để nhắc nhở việc cập nhật thông tin nơi cư trú lên Hệ thống Điều hành và Quản lý Chống Doping (ADAMS) do Cơ quan Phòng chống Doping Thế giới (WADA) vận hành.
tin liên quan
ASIAD 18: Trung Quốc bị 'cấm cửa' môn cử tạ vào giờ chót vì bê bối dopingHy vọng của Trung Quốc tranh tài ở môn cử tạ ASIAD 18 đã kết thúc sau khi Hội đồng Olympic châu Á (OCA) tuyên bố sẽ tuân theo lệnh cấm của Liên đoàn Cử tạ Quốc tế (IWF) đối với quốc gia này do bê bối doping.
Mặc dù đã có những cảnh báo trên, bao gồm cả những thông báo công khai trên trang web của IWF hồi tháng 6 và tháng 9, cũng như những nhắc nhở hằng tháng, nhiều VĐV đã không thể tuân thủ và không thể tham dự thi đấu ở Turkmenistan. Khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất được cho là châu Đại dương, nhưng các VĐV đến từ châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và châu Âu cũng phạm lỗi này.
Ông Adamfi nói: “IWF kiên quyết bảo vệ các VĐV trong sạch không chỉ bằng cách đưa ra những quy định khắt khe, mà còn nghiêm khắc bắt buộc các VĐV tuân theo”. IWF giám sát chặt chẽ thông tin về nơi ở của các VĐV trước các giải đấu của IWF.
|
Năm nay, có một số VĐV đã không đủ điều kiện để tham gia tranh tài ở các giải đấu khác nhau trên thế giới vì họ không tuân thủ yêu cầu khai báo nơi cư trú. Gần đây, có 7 VĐV từ 6 nước đã không đủ điều kiện tham dự giải Olympic trẻ, nên sẽ vắng mặt tại Ashgabat.
Tuy nhiên, theo một số VĐV, có những thay đổi trong hệ thống ADAMS không được thân thiện với người dùng, đặc biệt là ở những khu vực mà kết nối internet gặp khó khăn. Tổng thư ký Liên đoàn cử tạ châu Đại dương Paul Coffa cho biết: “Tên người dùng và mật khẩu đã không còn được gửi qua thư điện tử, và các VĐV cần phải tải một ứng dụng đặc biệt để quét mã. Một số liên đoàn không nhận ra tầm quan trọng của những thông báo mà họ nhận được. Đó là bài học rất quan trọng đối với các nước ở Thái Bình Dương”.
Bình luận (0)