Lại nhớ có lần con hỏi sao mỗi khi đến ngày lễ lớn hoặc dịp tết, nhà nào phố nào đều treo cờ Tổ quốc. Tôi cũng trả lời cháu như vậy.
Đầu tuần đưa con đi ngang qua các sân trường, các cơ quan, tôi giải thích khi bắt gặp không khí chuẩn bị nghiêm trang rằng “tất cả đang sắp chào cờ đó, hồn dân tộc phải biết giữ gìn và trân trọng, con ạ!”.
Một lần dự buổi lễ long trọng, trong khi mọi người im lặng trang nghiêm nghe hát quốc ca thì ở một góc hội trường có hai ông lão râu tóc bạc phơ đứng nghiêm ưỡn ngực ra phía trước và hát “đoàn quân Việt Nam đi…” rất hùng tráng đầy khí thế. Tôi thầm nghĩ có lẽ hồn dân tộc đang về với họ mạnh mẽ và xúc động hơn bao giờ hết.
Thật buồn khi có ai đó bình phẩm “hai ông già chơi trội quá”. Tôi cũng không ít lần bắt gặp một số học sinh vừa nhai kẹo vừa nô đùa trong khi mọi người đang chào cờ nghiêm túc. Không khó khi chợt nhận ra nhiều học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức, có cả đảng viên… không thuộc lời quốc ca mang hồn thiêng sông núi. Không khó để bắt gặp những vận động viên Việt Nam im lặng hoặc chỉ máy môi do không thuộc quốc ca để lại những hình ảnh rất khó chấp nhận về sự thờ ơ với dân tộc, với cội nguồn. Không đau làm sao được khi còn đâu đó những lá quốc kỳ cũ kỹ rách nát, nhàu nhĩ bợt màu vẫn được treo vào ngày lễ tết. Buồn lắm khi bây giờ việc tìm những băng đĩa có quốc thiều, quốc ca, quốc kỳ… trong các nhà sách, siêu thị, cửa hàng ngày càng khó khăn hơn.
Hồn dân tộc sẽ ra sao nếu như con người cứ sống thờ ơ với tổ tiên, quê hương đất nước mình?
Tô Phục Hưng
>> Người khơi dậy tiềm lực dân tộc
>> Triển lãm ảnh của người dân tộc thiểu số
>> Tặng quà cho đồng bào dân tộc
>> Nelson Mandela - hành trình cứu một dân tộc
Bình luận (0)