Các nhà khoa học mới đây xác định các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) được sử dụng để điều trị lo âu, trầm cảm, và các điều kiện liên quan khác là nguyên nhân gây ra các cảm giác lo âu, sợ hãi. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature.
Theo Medical News Today, serotonin là một chất truyền thần kinh và còn được gọi là ‘hoóc môn hạnh phúc’. Nếu nồng độ serotonin thấp một cách bất thường sẽ liên quan đến bệnh trầm cảm. Và SSRIs được cho là cải thiện tâm trạng bằng cách thúc đẩy hoạt động serotonin trong não.
Thế nhưng, serotonin không phải lúc nào cũng… màu hồng. Trong những ngày đầu khi điều trị với thuốc chống trầm cảm, người bệnh sẽ có cảm giác sợ hãi, lo lắng và thậm chí xuất hiện cả ý nghĩ muốn tự tử ở một số người trẻ.
Khi serotonin lưu thông đến các mạch máu não nhất định, nó có thể cải thiện được tâm trạng, nhưng khi nó hoạt động trên các mạch máu khác, hiệu quả có thể khác nhau.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y ở Bắc Carolina (Mỹ) gần đây đã xác định được một mạch não dường như liên quan đến sự lo lắng khi có serotonin. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu tạo ra một cú sốc nhẹ vào bàn chân của những con chuột - một tiêu chuẩn gây ra những hành vi liên quan đến sợ hãi và lo lắng. Và các nhà khoa học nhận thấy, hành động đó kích hoạt tế bào thần kinh sản xuất serotonin trong ‘hạt nhân lưng raphe’ (DRN). DRN là một vùng não liên quan đến tâm trạng và trầm cảm. Và các tế bào thần kinh của vùng DRN sau đó sẽ tác động đến vùng não được gọi là ‘hạt nhân giường terminalis đường rạch’ (BNST). Củng cố cho phát hiện này, các nhà khoa học cho biết một số nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra khi serotonin ‘chạy’ đến BNST sẽ gây nên tâm trạng tiêu cực ở các loài gặm nhấm.
Từ phát hiện này, các nhà khoa học tin rằng Prozac hay Fluoxetine, song song với tác dụng chống trầm cảm, còn có tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm đó là làm tăng cảm giác sợ hãi, lo âu ở một số người, Medical News Today.
Bình luận (0)