Sinh viên chưa học xong đã có công ty "săn"
Lê Hoài Kim, một sinh viên ở TP.HCM cho biết năm nay bạn học năm cuối nhưng từ năm ngoái, Kim và hầu hết bạn bè trong lớp đều có chỗ nhận làm việc bán thời gian, trong bộ phận tư pháp của công ty.
"Sở dĩ thu hút như vậy bởi đây là ngành đang được xếp vào nhóm các ngành thiếu nhân lực trên cả nước" - luật sư Quang Thái cho biết.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020 chỉ riêng các chức danh tư pháp tại VN cần tới trên 20.000 nhân sự. Trong đó, cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên... Riêng số thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại cũng cần vài trăm người.
Theo tiến sĩ - luật sư Allan Van Fleet (Công ty tư vấn Luật McDermott Will & Emery), các nước khác cũng thiếu nhân lực ngành này, chuyên ngành luật là một ngành học danh giá mà rất nhiều sinh viên muốn theo học. Cụ thể như ở Mỹ, những công việc như luật sư, thẩm phán và công tố viên là những nghề nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội và thu nhập hằng năm cao. "Đặc biệt, luật kinh tế là một ngành học được người học săn đón nhiều nhất", TS-LS Allan Van Fleet nói.
Cầu nhiều, cung chưa đáp ứng
|
Thạc sĩ - luật sư Trịnh Hữu Chung - Phó hiệu trưởng Đại học quốc tế Hồng Bàng (HBU) cho biết sinh viên học ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.
Trong các doanh nghiệp, nhân sự học luật kinh tế có thể làm chuyên viên pháp lý phụ trách liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng...
Sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể làm việc ở các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật, các viện nghiên cứu và các trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như văn phòng luật sư, công ty luật.
"Ngoài ra, cử nhân luật kinh tế có thể tham gia các trung tâm trọng tài thương mại với tư cách là trọng tài viên giải quyết các tranh chấp thương mại; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo khối ngành luật kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh", ThS-LS Chung nói.
Một chuyên viên tư pháp cho biết thêm con số 20.000 nhân sự tư pháp nói trên là ước tính, trên thực tế, đến năm 2020, dự kiến nhu cầu còn cao hơn nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban, ngành và doanh nghiệp.
"Đặc biệt khi các công ty, doanh nghiệp trong nước và những tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài nở rộ như hiện nay, nhân sự phụ trách các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế còn được trọng dụng hơn nữa", TS-LS Allan Van Fleet nói. Ông Allan cho rằng việc nắm bắt và trang bị kiến thức về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến các hoạt động kinh tế.
Cũng theo ThS-LS Trịnh Hữu Chung, lượng cầu thì rất lớn mà cung vẫn chưa đáp ứng được nên nhu cầu học ngành này đang rất lớn. "Trong các đợt tư vấn tuyển sinh, lượng câu hỏi liên quan đến ngành luật kinh tế cũng chiếm số lượng rất lớn", ông Chung cho hay.
Ngày 28.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HBU) mở mã ngành luật kinh tế, trình độ đại học.
Theo phương án tuyển sinh năm nay, ngành này sẽ xét tuyển dựa vào 2 phương thức: kết quả thi THPT quốc gia và học bạ THPT. Thông tin thêm xem tại: www.hbu.edu.vn. |
Bình luận (0)