Hủ tiếu Nam Vang

Bao dung như hủ tiếu Sài Gòn
Ẩm thực

Bao dung như hủ tiếu Sài Gòn

Có lẽ không nơi đâu có nhiều kiểu ăn hủ tiếu như Sài Gòn, kể cả nếu bạn so sánh với bổn xứ bên tận Trung Hoa. Đôi khi bạn sẽ hơi bối rối một chút khi người phục vụ hỏi: “Anh/chị ăn hủ tiếu mềm hay hủ tiếu dai?”, cùng một chút tần ngần giữa 2 lựa chọn: cọng hủ tiếu mềm bản to thoạt nhìn như bánh phở, hay là loại hủ tiếu cọng nhỏ dai dai mà ta thường thấy ở bất kỳ quán hủ tiếu Sài Gòn nào? Bởi cọng nhỏ dai dai phù hợp hầu hết với các loại hủ tiếu tôm, gà, cật, xá xíu… trong khi cọng mềm ăn ngon nhất có lẽ là với món hủ tiếu cả hay hủ tiếu sa tế. Không như cọng hủ tiếu mềm vốn rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở khắp nơi, cọng hủ tiếu dai lại có một "khai sinh" hoàn toàn khác. Theo nhiều tư liệu, thì cọng hủ tiếu dai mà ta thường gặp trong món hủ tiếu Nam Vang là một biến thể thú vị của người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính. Do không có nguyên liệu làm sợi mì, họ đã dùng nguyên liệu tại chỗ là gạo để chế sợi thay cho mì (từ đầu thế kỷ trước 3 nước Đông Dương đã là một vựa gạo khổng lồ với sản lượng xuất khẩu lên đến 1.5 triệu tấn hàng năm).
Độc đáo hủ tiếu Nam Vang với sườn non
Ẩm thực

Độc đáo hủ tiếu Nam Vang với sườn non

Có câu nói vui rằng, hủ tiếu Nam Vang là món ăn "đa sắc tộc". Bởi đây là món ăn "quốc hồn quốc túy" của đất nước Campuchia, do người Hoa gốc Tiều ở đây sáng tạo ra, và dành cho.. người Việt thưởng thức. Bởi vì ở Việt Nam, mà đặc biệt là Sài Gòn, độ phổ biến của món hủ tiếu này hầu như không kém cạnh với bất cứ món ăn nào, dù cho là phở hay cơm tấm. Thời điểm hủ tiếu Nam Vang này có mặt ở Sài Gòn thì không mấy ai còn nhớ. Có người cho rằng món này thật sự bùng phát khi theo chân nhiều Việt kiều hồi hương từ Campuchia những năm 70 thế kỷ trước. Tô hủ tiếu Nam Vang khi du nhập vào Sài Gòn đã thay đổi khá nhiều cho phù hợp với khẩu vị địa phương. Nếu như nguyên bản chỉ có thịt heo bằm và xắt miếng, ăn kèm với xà lách và giá sống (cùng một chút đường) thì khi phiêu bạt theo làn sóng người Tiều gốc Việt về Sài Gòn, hủ tiếu Nam Vang đã thay đổi khá nhiều về hình thức. Bên cạnh phần nhân bổ sung thêm gan, tim, tôm, trứng cút... thì phần rau ăn kèm cũng phong phú hơn với rau cần, tần ô và hẹ. Tuy khác biệt là vậy, nhưng do hợp khẩu vị nên có lẽ cũng không ai thắc mắc về những thay đổi này.
Hành trình thú vị của một phiên bản hủ tiếu Nam Vang
Ẩm thực

Hành trình thú vị của một phiên bản hủ tiếu Nam Vang

Tự nhận món ăn mình phục vụ là "nguyên bản" luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là với dòng hủ tiếu tương đối phổ biến trong đời sống ẩm thực Sài Gòn như hủ tiếu Nam Vang. Tuy nhiên những dữ kiện của phiên bản hủ tiếu Nam Vang - Ty Lum đã gợi mở rất nhiều điều lý thú về món ngon này. Hủ tiếu Nam Vang khi du nhập vào Việt Nam đã bị lai tạp ít nhiều. Nếu như tô hủ tiếu nguyên bản chỉ có thịt heo bằm và xắt miếng, ăn kèm với xà lách và giá sống (cùng một chút đường) thì khi phiêu bạt theo làn sóng người Tiều gốc Việt về Sài Gòn, hủ tiếu Nam Vang đã thay đổi khá nhiều về hình thức. Nếu như phần nhân bổ sung thêm gan, tim, tôm, trứng cút... thì phần rau ăn kèm cũng phong phú hơn với rau cần, tần ô và hẹ. Tuy khác biệt là vậy nhưng chung quy hủ tiếu Nam Vang khi du nhập vào Sài Gòn có phần ngon hơn cũng như phù hợp với khẩu vị địa phương, nên có lẽ cũng không ai thắc mắc về những thay đổi này. Theo như đầu bếp Ty Lum thì món hủ tiếu đầu tiên ra đời vào khoảng năm 1920 tại Bết-Chan, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Nam Vang 19km do một gia đình người Tiều từ Trung Hoa sang lập nghiệp sáng chế ra. Rồi sau đó chuyển về WEN - Thành vua (một liên doanh Pháp - Hoa) và mở thêm một quán mới đặt tên là La Pagode tại thủ đô Phnompenh. Ty Lum vốn là con của một gia đình Việt kiều ở Nam Vang (cách gọi khác của thủ đô Phnompenh). Sau khi học hết trung học, ông theo học nấu ăn tại một trường lớn chuyên về ngành này và may mắn gặp được một ông thầy người Hoa chỉ cho bài "hủ tiếu". Khi ra trường Ty Lum đứng bếp cho nhà hàng La Pagode trứ danh được 2 năm thì được thu dụng vào Hoàng cung, và trong đó món điểm tâm hủ tiếu Nam Vang được chính Ty Lum phục vụ.
Hủ tiếu Nam Vang – Nhân Quán: Phiên bản “Việt hóa” thú vị
Ẩm thực

Hủ tiếu Nam Vang – Nhân Quán: Phiên bản “Việt hóa” thú vị

Nếu đã vào một tiệm hủ tiếu của người Hoa và kêu một tô hủ tiếu, hẳn người bán sẽ hỏi bạn: “Anh/chị ăn hủ tiếu mềm hay hủ tiếu dai?”. Và bạn sẽ hơi tần ngần đôi chút giữa 2 lựa chọn: cọnghủ tiếu mềm bản to thoạt nhìn như bánh phở, hay là loạihủ tiếu cọng nhỏ dai dai mà ta thường thấy ở bất kỳ quán hủ tiếu Sài Gòn nào? Bởi cọng nhỏ dai dai phù hợp hầu hết với các loại hủ tiếu tôm, gà, cật, xá xíu… trong khi cọng mềm ăn ngon nhất với hủ tiếu cá. Nói thêm một chút về cọng hủ tiếu dai. Đây là một biến thể của hủ tiếu từ những người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính. Như ở Campuchia hủ tiếu được gọi là "kuy teav", ở Việt Nam gọi là "hủ tiếu", ở Thái Lan là "kuai tiao" cũng như các nước lân cận Malaysia, Singapore và Brunei gọi là "kway teow" (nhưng lại là cọng hủ tiếu mềm). Lại nói về mónhủ tiếu Nam Vang, cách thưởng thức hủ tiếu món ăn này cũng khá gần gủi với cách ăn mì hay hủ tiếu của người Hoa khi cũng có 2 phiên bản nước và khô. Từ một món ăn sáng phổ biến ở Phnompenh, nay món ăn này xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn cũng như bất kể sáng trưa chiều tối bạn đều có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này. Tiệm Nhân Quán mà tôi giới thiệu hôm nay cũng là một trường hợp tương tự khi quán chỉ bán từ 3h chiều cho đến 5h sáng.
Top