(TNO) Huawei Marine Networks (liên doanh giữa Huawei Technologies và Global Marine Systems) vừa công bố kế hoạch xây dựng hệ thống cáp quang biển kéo dài 1.300 km, sẽ kết nối Malaysia, Campuchia và Thái Lan, với tổng công suất theo thiết kế lên đến 30 Tbps, theo zdnet.
Dự án đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của mạng lưới cáp ngầm dưới biển với tốc độ kết nối cao đến Campuchia. Đây là dự án được đưa ra giữa một loạt các đối tác truyền thông lớn của khu vực, gồm Telekom Malaysia, Symphony Communication Public Company và Telcotech.
Hệ thống cáp quang biển Malaysia - Campuchia - Thái Lan (MCT) sẽ cung cấp kết nối giữa các tỉnh Cherating ở Malaysia, Rayong ở Thái Lan và Sihanoukville ở Campuchia, với tổng chiều dài 1.300 km.
Theo Huawei, các quốc gia láng giềng của Campuchia và Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á như Lào và Myanmar có thể khai thác cơ sở hạ tầng dưới biển này dựa trên hệ thống mạng mặt đất. Hệ thống cáp mới sẽ hỗ trợ công nghệ Ethernet 100G cũng như tổng công suất thiết kế lên đến 30 Tbps.
Khi hoạt động, nó đánh dấu bước ngoặt đầu tiên đối với Campuchia khi người dân nước này có quyền truy cập vào một hệ thống mạng cáp quang tốc độ cao.
Huawei cũng nói thêm rằng, hệ thống cáp quang MCT sẽ được chôn dưới đáy biển và được bảo vệ bằng lớp vỏ titan nhằm hạn chế tình trạng đứt cáp, kết hợp với đó là bộ khuếch đại quang học nhằm đảm bảo tốc độ đường truyền ở mức tốt nhất có thể.
Dự kiến, hệ thống cáp quang ngầm dưới biển mới này sẽ bắt đầu được triển khai đến khách hàng vào cuối năm 2016, giúp tăng băng thông quốc tế cho Campuchia và các quốc gia láng giềng.
Hệ thống cáp quang biển Malaysia - Campuchia - Thái Lan (MCT) sẽ cung cấp kết nối giữa các tỉnh Cherating ở Malaysia, Rayong ở Thái Lan và Sihanoukville ở Campuchia, với tổng chiều dài 1.300 km.
Theo Huawei, các quốc gia láng giềng của Campuchia và Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á như Lào và Myanmar có thể khai thác cơ sở hạ tầng dưới biển này dựa trên hệ thống mạng mặt đất. Hệ thống cáp mới sẽ hỗ trợ công nghệ Ethernet 100G cũng như tổng công suất thiết kế lên đến 30 Tbps.
Khi hoạt động, nó đánh dấu bước ngoặt đầu tiên đối với Campuchia khi người dân nước này có quyền truy cập vào một hệ thống mạng cáp quang tốc độ cao.
Huawei cũng nói thêm rằng, hệ thống cáp quang MCT sẽ được chôn dưới đáy biển và được bảo vệ bằng lớp vỏ titan nhằm hạn chế tình trạng đứt cáp, kết hợp với đó là bộ khuếch đại quang học nhằm đảm bảo tốc độ đường truyền ở mức tốt nhất có thể.
Dự kiến, hệ thống cáp quang ngầm dưới biển mới này sẽ bắt đầu được triển khai đến khách hàng vào cuối năm 2016, giúp tăng băng thông quốc tế cho Campuchia và các quốc gia láng giềng.
Bình luận (0)