Huy 'biển hiệu'

19/09/2015 08:27 GMT+7

Vẻ đẹp mộc mạc mà quyến rũ của những bảng hiệu từ xưa đến nay trên các con phố đã thôi thúc Lê Quốc Huy theo đuổi dự án cộng đồng phi lợi nhuận “Lưu Chữ - The Lost Type Vietnam”, với sự đóng góp của nhiều người trong và ngoài nước.

Vẻ đẹp mộc mạc mà quyến rũ của những bảng hiệu từ xưa đến nay trên các con phố đã thôi thúc Lê Quốc Huy theo đuổi dự án cộng đồng phi lợi nhuận “Lưu Chữ - The Lost Type Vietnam”, với sự đóng góp của nhiều người trong và ngoài nước.

Vẻ đẹp mộc mạc mà quyến rũ của những bảng hiệu từ xưa đến nay trên các con phố đã thôi thúc Lê Quốc Huy theo đuổi dự án cộng đồng phi lợi nhuận “Lưu Chữ - The Lost Type Vietnam”, với sự đóng góp của nhiều người trong và ngoài nước.
Lê Quốc Huy - Ảnh: K.N
Lê Quốc Huy - Ảnh: K.N
Công việc thiết kế đồ họa quảng cáo là điều kiện để Huy tiếp xúc với các loại biển hiệu. Khoảng 2, 3 năm trước, khi tình cờ xem qua những hình ảnh cũ về Sài Gòn trên Flickr Mạnh Hải, điều Huy chú ý không phải là những tà áo dài thời trang sành điệu hay những chiếc xe bóng loáng mà lại là những biển hiệu quảng cáo đầy màu sắc với vai trò thuần túy là giới thiệu công ty, chủ tiệm, nhà hàng, quán ăn... và chức năng, sản phẩm, dịch vụ của những địa điểm đó.
“Và ai cũng thấy là những chiếc biển hiệu này đang dần ít đi, mặc dù chữ viết rất đẹp, bố cục tốt, màu sắc hợp lý. Mình thực hiện dự án này với mong muốn tạo ra một quyển cẩm nang miễn phí, lưu giữ lại hình ảnh về những con chữ, bảng hiệu xưa”.
Bắt đầu bằng việc tìm kiếm những tư liệu lịch sử về nguồn gốc hình thành những kiểu chữ, bảng hiệu quảng cáo đầu tiên tại VN, Huy phát hiện ra có khá ít tài liệu đề cập đến vấn đề này. Càng tìm hiểu, Huy càng hứng thú, bởi nó cho anh cơ hội được đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người với tầm tri thức sâu rộng cũng như hiểu biết thêm về lịch sử của nhiều vùng đất, không chỉ Sài Gòn. Quan trọng hơn, sở thích có phần khan hiếm này còn kết nối anh với nhiều người trẻ khác.
“Điểm khác biệt của tiếng Việt so với ngôn ngữ phương Tây chính là bộ dấu, và nó đã “làm khó” nhiều người thiết kế vì ảnh hưởng toàn bộ biển hiệu. Những họa sĩ thời xưa làm phần bố cục này rất đẹp. Dấu không những không gây rối mắt mà còn tạo được nét riêng cho từng biển hiệu. Theo tìm hiểu của cá nhân mình và tham khảo một số tư liệu, chữ trên biển hiệu tiếp nhận văn hóa du nhập từ Pháp, Hoa và Mỹ. Biển hiệu kiểu Pháp là xi măng, đúc luôn và không sơn; biển hiệu người Hoa thường vẽ lên tôn, tiếng Hoa - Việt; còn Mỹ là đa dạng nhất, không chỉ đặt trước nhà mà còn để bảng ra hẳn lề đường”.
Một số biển hiệu theo kiểu xưa - Ảnh: Võ Hà Thảo - Lê Quốc Huy
Nhịp đời trên từng chiếc bảng
Hiện tại, thành quả của “Lưu Chữ - The Lost Type Vietnam” là thu thập được hình ảnh của hơn 300 bảng hiệu từ khắp nơi gửi về, cập nhật thường xuyên trên 2 trang Facebook và Instagram; phát triển được một tên miền luuchu.com và một triển lãm nho nhỏ mang tên “Lưu Chữ - Lách Chữ” vào ngày 30.8 vừa qua tại TP.HCM.
“Vì vấn đề bản quyền nên mình chỉ chụp lại những bảng hiệu xưa còn sử dụng đến hiện tại ở nhiều nơi, chứ không sử dụng những tư liệu trong sách báo, tạp chí các thập niên trước. Dù đi ngang qua chụp và làm dự án phi lợi nhuận nhưng mình nghĩ phải tôn trọng quyền sở hữu của chủ biển hiệu. Hiện có khoảng hơn 30 biển hiệu là mình đã nói chuyện với chủ nhân và được cho phép”, Huy chia sẻ.
Từ hoa mỹ, ướt át đến mộc mạc chân phương, mỗi tấm biển hiệu đều có một câu chuyện có khi được kể, có khi nằm yên ắng trong tâm hồn chủ nhân. Cũng có khi, tấm biển hiệu là một ký ức chung của cả cộng đồng, khi trong nó ẩn chứa biết bao hoài niệm về một thời xưa cũ.
Có tiệm ảnh ở Hà Nội tên Nắng Vàng. Ban đầu ai cũng nghĩ đó là ẩn ý về mùa thu hoặc tiết trời thủ đô. Thế nhưng, khi trò chuyện thì mới biết là tên này gắn với kỷ niệm của bác chủ hiệu ảnh khi về quê chơi gặp và thích một cô gái, sau này quay lại thì không thấy cô ấy nữa. Nắng Vàng ở đây chính là từ tâm trạng… Vắng Nàng. Ít ai biết biển hiệu tiệm hàn sắt Nguyễn Văn là cái đầu tiên trên đường Trần Quang Khải (TP.HCM) có từ năm 1995. Còn về Sa Đéc thì không thể rời mắt khỏi những bảng hiệu vẽ tay của dãy cửa hàng đại thiếu gia gốc Hoa Huỳnh Thủy Lê, nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết L’Amant - Người Tình bên bờ sông Tiền.
Không chỉ bảng hiệu, Huy kể mình cũng có dịp gặp gỡ những người thợ vẽ bảng hiệu có tiếng thời xưa, nay phần lớn đã lui về ở ẩn vì tuổi tác. Nghề lẫn người đều dần mai một.
“Dù cách làm rất thủ công, như lấy tôn để ngoài đường cho xe chạy cán phẳng cả tuần trước khi vẽ, nhưng nhờ sự chăm chút, tỉ mỉ mà tuổi thọ của những tấm biển thời xưa rất cao. Mình không phản đối những biển hiệu thời nay, bởi chắc chắn sẽ có nhiều người thích. Nhưng mình vẫn muốn làm một điều gì đó cho những giá trị sẽ dần phai nhạt theo thời gian. Trước mắt là thu thập hình bằng cách tự đi chụp hoặc cộng đồng gửi về, lọc lại, sau đến ra mắt sách. Lớn hơn nữa có thể đưa sách vào những trường thiết kế làm tư liệu tham khảo. Nhưng làm gì cũng vậy, phải từ từ, chỉn chu mới có thể đi đường dài”, Huy nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.