Dưới đây là quan điểm về những hành vi sai trái của Serena Williams trong trận chung kết đơn nữ Mỹ mở rộng năm nay của Martina Navratilova - một bình luận viên thể thao, một huyền thoại quần vợt và là một nhà hoạt động nhân quyền - được đăng tải trên The New York Times:
“Serena Williams có phần đúng. Đang tồn tại một tiêu chuẩn kép rất lớn đối với phụ nữ khi bàn đến mức phạt cho ứng xử tồi tệ, và không chỉ là trong thế giới quần vợt. Thế nhưng, trong cách phản ứng của Serena đối với trọng tài của trận chung kết đơn nữ Mỹ mở rộng hôm 8.9, thì cô ấy cũng có phần sai.
Tôi không tin rằng áp dụng tiêu chuẩn “Nếu nam giới có thể thoát án phạt, thì nữ giới cũng có thể an toàn” là một ý tưởng tốt. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng câu hỏi mà chúng ta phải suy ngẫm là: Cách đúng đắn để tôn vinh môn thể thao của chúng ta và thể hiện sự kính trọng đối với đối phương là gì?
Serena đã có những lời lẽ xúc phạm trọng tài trong trận đơn nữ Mỹ mở rộng 2018 REUTERS
|
Tóm tắt lại vụ việc: Rắc rối bắt đầu khi vào đầu ván 2, Serena bị trọng tài chính cảnh cáo với lỗi lén nhận chỉ đạo. Đây là lỗi của HLV của Serena Williams: ông Patrick Mouratoglou đã dùng cả hai tay để ra hiệu cho Serena di chuyển về phía trước và đã bị cảnh cáo vì hành động này. Đúng là hành động chỉ đạo không đúng luật này vẫn thường xảy ra và hầu hết các HLV đều làm điều đó.
Nhiều bình luận viên đã lên tiếng sau vụ việc xảy ra ngày 8.9, họ vẫn thường xuyên và hầu như lúc nào cũng chỉ đạo, còn các VĐV chỉ nhún vai không quan tâm đến và biết rằng từ thời điểm này trở đi, họ và các HLV của họ cần hành xử đúng đắn, vì chỉ cần thêm 1 lần vi phạm luật nữa thì họ sẽ bị trừ 1 điểm. VĐV phải chịu trách nhiệm về hành vi liên quan đến HLV của mình. Và điều đó thật sự không liên quan gì đến chuyện VĐV có thấy hay có nghe những dấu hiệu hay lời chỉ đạo được đưa ra; có hay không thì vẫn cứ là vi phạm.
Serena Williams không hài lòng với lời cảnh cáo đó và thể hiện ra mặt để trọng tài Carlos Ramos biết là cô ấy không hài lòng. Ở một chừng mực nào đó thì cũng không quá tệ. (Thường thì trọng tài chính vẫn sẽ nói trước với VĐV về vấn đề chỉ đạo - một dạng “cảnh cáo nháp” trước khi đưa ra cảnh cáo thật để VĐV có cơ hội “khóa miệng” HLV lại. Nếu điều đó được thực hiện, có thể sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra tiếp sau đó).
Một bức biếm họa về việc Serena Williams phản ứng trọng tài AMUL/TWITTER
|
Thêm vài game nữa thì vấn đề thật sự leo thang. Khi đang dẫn trước 3-1 thì Serena mắc lỗi giao bóng kép. Sớm bị đòi lại break, cô đập gãy vợt. Do đã bị cảnh cáo trước đó, nên khi có thêm hành vi đập gãy vợt tức thêm 1 lần vi phạm nữa, cô đã bị tự động trừ 1 điểm.
Serena chọn cách tranh cãi về điều này: Cô nhấn mạnh rằng cô không gian lận, cô không nhận chỉ đạo trái luật và do đó cô không thể bị trừ điểm. Thế nhưng, vấn đề không phải là liệu cô ấy có biết chuyện được HLV của mình chỉ đạo trái phép hay không. Chuyện là cô ấy đã được chỉ đạo, theo thừa nhận của ông Mouratoglou sau trận đấu, và chuyện cô ấy có biết chuyện đó hay không là điều gây tranh cãi. Thế nên ở giai đoạn đó, cô ấy đã nhận 1 cảnh cáo - 1 cảnh cáo không thể được xem xét lại để hủy bỏ sau đó - và rồi cô ấy đập gãy cây vợt của mình, tự động bị quy thành một lỗi. Ông Ramos thực sự không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc trừ cô ấy 1 điểm.
Chính từ việc bị trừ điểm mà Serena thật sự bắt đầu mất phương hướng. Cô ấy và trọng tài Ramos đang nói về 2 vấn đề khác nhau. Cô ấy nhấn mạnh rằng cô ấy không gian lận - hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng không đúng vấn đề - trong khi ông trọng tài đưa lời cảnh cáo có hơi thiếu cân nhắc vào thời điểm đó.
Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng Serena từng có một số vết sẹo nghiêm trọng ở giải Mỹ mở rộng. Hồi năm 2004, cô từng là chủ đề liên quan đến công nghệ Hawk-Eye (Mắt diều hâu) tai tiếng và công tác trọng tài trong trận đấu với Jennifer Capriati. Năm 2009, cô tự khiến bản thân bị tổn thương trong trận bán kết gặp Kim Clijsters khi mất bình tĩnh vì bị trọng tài bắt lỗi chân đè vạch khi giao bóng nên đã “phun” ra những lời lẽ khiếm nhã, dẫn đến bị trừ điểm và thua luôn cả trận đấu.
Năm 2011, trong trận chung kết với Samantha Stosur, Serena bị trừ 1 điểm vì đã hét lớn “Thôi nào!” sau khi thực hiện cú đánh thuận tay có vẻ giúp cô lấy lại động lực trong một game mà cô đã thua. Cô ấy tiếp tục mắng nhiếc trọng tài, gọi bà là “không có sự hấp dẫn nội tâm” và thế là phạm thêm một lỗi.
Serena nổi giận đập gãy vợt AFP
|
Về tất cả những câu chuyện liên quan đến giải Mỹ mở rộng trước và nay, có lẽ là với suy nghĩ của một người đứng ngoài những trận đấu quần vợt, tôi biết chính xác những cảm giác đó, để có thể giải thích vì sao Serena lại phản ứng như thế. Và điều quan trọng hơn cả là vì sao cô ấy không thể bỏ qua chuyện ấy.
Hầu hết những bài viết đều tập trung vào chuyện xảy ra khi Serena đối đầu với trọng tài Ramos lần thứ hai, khi cô yêu cầu trọng tài xin lỗi và gọi ông là “tên trộm”. Ông Ramos cảnh cáo Serena lần thứ 3 và trừ cô thêm 1 game. Khi trận đấu tiếp diễn, Naomi Osaka có cơ hội vươn lên để giành chiến thắng - đoạt danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, và cũng là đầu tiên cho quần vợt Nhật Bản - trong một trận đấu đầy kịch tính và những tiếng la ó phản đối, điều mà tôi chưa bao giờ chứng kiến trong một trận chung kết Grand Slam.
Bức biếm họa về cách hành xử phản ứng trọng tài về lỗi chân đè vạch dẫn đến thua Kim Clijsters tại Mỹ mở rộng 2009 CHỤP MÀN HÌNH NICHOLSON CARTOONS
|
Thật khó để biết được và để tranh luận liệu Serena có được cho qua khi gọi trọng tài là tên trộm nếu như cô ấy là một nam VĐV? Tôi cho rằng nếu tập trung vào điều đó thì sẽ bỏ sót điểm chính. Bởi nếu như thật sự các chàng trai được xử lý với một mức trừng phạt khác cho cùng những lỗi vi phạm, thì điều đó cần phải được xem xét kỹ và cần được điều chỉnh lại. Nhưng chúng ta không thể tự cân nhắc điều mà chúng ta nghĩ có thể được bỏ qua. Đây thật sự là dạng hành xử mà không nên thể hiện trên sân đấu. Hồi tôi còn thi đấu, từng có rất nhiều lần tôi muốn đập cây vợt của mình thành hàng ngàn mảnh. Thế nhưng, những lúc đó tôi đã nghĩ đến những đứa trẻ đang theo dõi trận đấu. Và tôi đã phải cố kiềm lòng để miễn cưỡng cầm cây vợt lên và tiếp tục trận đấu.
Serena đã hành xử hoàn toàn tuyệt vời đối với Osaka sau trận đấu. Hành xử như một nhà vô địch thật sự. Nhưng trong trận đấu, thì chúng ta đã nói quá đủ rồi. Cái cách mà Osaka thể hiện cả trong và sau trận đấu thật sự truyền cảm hứng. Thế thì liệu có tiêu chuẩn kép trong quần vợt không? Chúng ta cần phải có một cái nhìn kỹ hơn đối với môn thể thao của chúng ta, mà không mang cặp kính màu hồng, đồng thời loại bỏ mọi mâu thuẫn và định kiến nếu có. Quần vợt là môn thể thao rất dân chủ và chúng ta cần đảm bảo rằng nó sẽ luôn dân chủ.
Bức biếm họa Serena thua Samantha Stosur trong trận chung kết Mỹ mở rộng 2011, trong đó có bị phạt điểm vì hét lớn và đập vợt CHỤP MÀN HÌNH MARKART
|
Chúng ta cũng cần có một cái nhìn kỹ hơn đối với những cá nhân VĐV hành xử với sự tôn trọng dành cho môn thể thao mà tất cả chúng ta đều yêu quý. Vì rằng tất cả chúng ta đều hướng đến lần đối đầu kế tiếp giữa Serena Williams và Osaka; hy vọng rằng kịch tính sẽ đến từ những cú đánh tuyệt vời và năng lực thi đấu mãnh liệt của họ. Họ sẽ cho chúng ta thấy thế nào là một trận đấu quần vợt đỉnh cao và sẽ truyền cảm hứng cho tất cả mọi người trong suốt trận đấu".
Martina Navratilova là một trong những tay vợt nữ xuất sắc nhất mọi thời đại. Navratilova đứng vị trí số 1 thế giới trên bảng xếp hạng nội dung đơn nữ với 332 tuần và đạt kỷ lục 237 tuần ở đánh đôi, để trở thành tay vợt duy nhất trong lịch sử giành vị trí số 1 ở cả hai nội dung trong hơn 200 tuần. Navratilova đã giành được 18 danh hiệu đĩa đơn Grand Slam, 31 danh hiệu Grand Slam đôi nữ (kỷ lục mọi thời đại) và 10 danh hiệu đôi nam nữ và hàng tá kỷ lục khác. Cựu tay vợt 61 tuổi người Séc và Serena Williams là những tay vợt duy nhất đoạt 6 danh hiệu Grand Slam đơn nữ mà không thua một ván nào trong Kỷ nguyên mở… Navratilova từng gia nhập đội ngũ huấn luyện viên cho tay vợt nữ nổi tiếng người Ba Lan Agnieszka Radwanska vào năm 2014. Ngoài sự nghiệp vinh quang, Navratilova còn nổi tiếng với việc công khai là người đồng tính nữ.
|
Bình luận (0)