“Khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt sử dụng các công cụ kinh tế, việc đó tạo ra tiền lệ cho mọi thứ. Và điều đó sẽ tạo ra sự không chắc chắn, không chỉ cho Indonesia mà còn cho tất cả các quốc gia khác”, bà Indrawati nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn ngày 11.10.
Bà Indrawati còn nói rằng nỗ lực áp trần giá có thể đã góp phần dẫn đến quyết định cắt giảm sản lượng dầu gần đây của Ả Rập Xê Út và các đồng minh OPEC+. Quyết định đó được cho là đã khiến Tổng thống Biden thất vọng và làm suy yếu nỗ lực của Nhà Trắng nhằm giảm giá năng lượng toàn cầu trước cuộc bầu cử giữa kỳ dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bali, Indonesia ngày 14.7.2022 |
Reuters |
Bộ trưởng Indrawati cho biết thêm bà đã nói chuyện với các quan chức Ả Rập Xê Út và họ nói rằng một khi trần giá thiết lập tiền lệ cho việc sử dụng giá hàng hóa cho các mục tiêu địa chính trị, thì không ai biết quốc gia nào có thể bị nhắm kế tiếp.
Khi được yêu cầu bình luận, phát ngôn viên Bộ Tài chính Mỹ Michael Kikukawa đề cập đến các tuyên bố của Bộ trưởng Janet Yellen và cấp phó của bà là ông Wally Adeyemo, khẳng định Mỹ không có ý định áp dụng khái niệm này ngoài Nga.
Mỹ tuyên bố sẽ có hành động trừng phạt Ả Rập Xê Út vì giảm nguồn cung dầu |
Mỹ đang cố gắng giành sự ủng hộ đối với việc áp trần giá với dầu của Nga nhằm cắt nguồn thu từ năng lượng mà Moscow bị cho là dùng tài trợ cho chiến dịch quân sự ở Ukraine. Trong khi các quốc gia G7 đã ủng hộ nỗ lực này của Mỹ, những quốc gia khác như Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là những khách hàng mua dầu lớn.
Bộ trưởng Yellen đã nói chuyện với Bộ trưởng Indrawati trước đó trong ngày 11.10, bên lề cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới ở Washington D.C. Bà Yellen đã nhấn mạnh lợi ích kinh tế của trần giá đối với Indonesia, theo văn phòng báo chí của bà Yellen.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Indrawati cảnh báo rằng những nỗ lực của Mỹ tấn công Nga bằng việc áp đặt trần giá có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. “Chiến tranh không còn là một cuộc chiến quân sự nữa - tôi nghĩ điều đó đã thực sự thay đổi cục diện địa chính trị, các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế”, Bộ trưởng Indrawati nói.
Indonesia rời khỏi OPEC sau khi trở thành nước nhập khẩu ròng xăng dầu, nhưng hiện là nước xuất khẩu lớn của các mặt hàng như khí đốt tự nhiên, than đá, niken và dầu cọ. Do đó, áp đặt trần giá sẽ đe dọa sức khỏe kinh tế của nước này, theo Bloomberg.
Bình luận (0)