Ông Nursyawal Embut, giám đốc về các hoạt động trên biển thuộc Cơ quan an ninh hàng hải Indonesia cho Reuters hay cơ quan này đã triển khi thêm tàu đến biển Natuna. “Chúng tôi tăng cường tuần tra trong vùng biển này để chuẩn bị đối phó các vụ vi phạm lãnh hải và đánh bắt trái phép ở Bắc Natuna. Chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn tàu nước ngoài vi phạm lãnh thổ của mình”, ông Embut cho biết thêm.
Hôm 30.12.2019, Bộ Ngoại giao Indonesia ra thông báo tố tàu hải cảnh Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này quanh quần đảo Natuna, gọi đó là “sự vi phạm chủ quyền” và đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối.
|
Một ngày sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lớn tiếng ngụy biện rằng Bắc Kinh có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, và khẳng định Trung Quốc cùng Indonesia có hoạt động đánh bắt “bình thường” tại đó.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Indonesia hôm 1.1 ra thông cáo yêu cầu Trung Quốc giải thích “cơ sở pháp lý và ranh giới rõ ràng” liên quan đến yêu sách của nước này về EEZ dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS).
“Yêu sách của Trung Quốc về vùng đặc quyền kinh tế dựa trên cơ sở các ngư dân của họ từng hoạt động từ lâu ở đó là không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS công nhận”, Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định.
Bình luận (0)