Trong nỗ lực nhằm đảm bảo dịch vụ internet tại Ukraine, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov ngày 26.2 đăng lên Twitter lời kêu gọi tỉ phú Mỹ Elon Musk đưa các vệ tinh phát internet đến Ukraine.
Một vài giờ sau đó, tỉ phú Elon Musk viết câu trả lời trên bài đăng của ông Fedorov rằng “dịch vụ Starlink đang hoạt động tại Ukraine” và các cổng kết nối đang được đưa đến thêm.
Thành viên Cơ quan Bảo vệ liên lạc và thông tin đặc biệt nhà nước Ukraine |
Ảnh chụp màn hình BBC |
Hãng SpaceX của ông Musk đã phóng hàng ngàn vệ tinh Starlink lên quỹ đạo để cung cấp internet đến những vùng xa xôi trên trái đất, nơi mà các tuyến cáp quang thông thường khó có thể tiếp cận.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ làm cách nào để người dùng tại Ukraine tiếp cận với tín hiệu của Starlink vì cần những trạm tiếp nhận tín hiệu đặc biệt dưới mặt đất. Theo Newsweek, trạm gần nhất nằm tại thị trấn Wola Krobowska ở Ba Lan.
Tỉ phú Elon Musk triển khai Internet vệ tinh Starlink tại Ukraine |
Nếu Starlink thật sự đưa được kết nối internet đến Ukraine, việc này có thể sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo liên lạc tại nước này trong bối cảnh phải đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Tổ chức theo dõi internet NetBlocks (Anh) ngày 26.2 cho biết đã phát hiện dịch vụ internet tại Ukraine bị gián đoạn nhiều đợt tại nhiều vùng từ khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu ngày 24.2. Nhiều website chính phủ, kênh truyền thông xã hội và kênh liên lạc trực tuyến của Ukraine đã bị ảnh hưởng trong cuộc xung đột,theo ABC News.
Kết nối của nhà cung cấp dịch vụ internet chính tại Ukraine là GigaTrans đã giảm xuống dưới 20% mức bình thường. Dịch vụ được khôi phục tại một vài vùng nhưng nhanh chóng bị gián đoạn trở lại.
Trong khi một số đợt mất kết nối có thể do bị pháo kích, các vụ khác có thể là hành động có chủ đích nhằm gây gián đoạn liên lạc.
Không chỉ tại Ukraine, các website của Điện Kremlin và quân đội Nga cũng không thể truy cập hoặc tải rất chậm, có thể vì bị tấn công đáp trả.
Trong bối cảnh giao tranh diễn ra, việc “rớt mạng” khiến người dân gặp khó khăn trong việc liên lạc với người thân hoặc theo dõi tin tức, gây ra thêm hoang mang, hoảng loạn.
Không chỉ giúp đảm bảo liên lạc, việc duy trì kết nối internet còn được cho là đảm bảo hoạt động tuyên truyền, giúp các bên phản bác lại các hoạt động lan truyền tin giả, thông tin sai lệch.
Xe thiết giáp Nga bốc cháy tại Kharkiv |
AFP |
Những thông tin không chính xác trên thực địa có thể gây hoang mang cho người dân, làm mất tinh thần của binh sĩ hoặc tạo hình ảnh tiêu cực cho một phe nào đó.
Theo tạp chí Time, chính phủ Ukraine xem mặt trận thông tin là tiền tuyến thật sự trong cuộc xung đột lần này. Các quan chức nước này không ngừng đăng thông tin lên mạng xã hội bằng tiếng Ukraine, tiếng Anh và tiếng Nga nhằm bác bỏ những tin đồn.
Ukraine thừa nhận những binh sĩ 'hi sinh' giữ đảo trước chiến hạm Nga có thể còn sống |
Trong khi đó, chính quyền Nga cũng khuyến cáo các hãng truyền thông cảnh giác với việc lan truyền tin giả, thông tin sai lệch về quân đội Nga. Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc tờ Novaya Gazeta, báo đối lập hàng đầu tại nước này, phát tán tin giả "do cơ quan an ninh SBU của Ukraine tạo ra" nhằm làm mất uy tín của quân đội Nga.
Bình luận (0)