Theo Neowin, mặc dù không phải tất cả mọi người đều cần sử dụng Lockdown Mode, tuy nhiên đó lại là công cụ hữu ích cho một số người dùng xem bảo vệ dữ liệu cá nhân là điều quan trọng.
Apple cho biết, mục tiêu của Lockdown Mode là tạo ra cho những người dùng bị nhắm mục tiêu bởi các cuộc tấn công nâng cao bởi NSO Group và các công ty tư nhân khác chuyên phát triển các phần mềm độc hại được sự hỗ trợ của chính phủ.
Lockdown Mode là một tính năng bảo mật được Apple triển khai trên iOS 16 |
chụp màn hình macrumors |
Sau khi được bật, Lockdown Mode sẽ cung cấp các biện pháp bảo vệ sau:
- Tin nhắn: Hầu hết các loại tệp đính kèm tin nhắn không phải là hình ảnh đều bị chặn. Một số tính năng như xem trước liên kết bị tắt.
- Duyệt web: Một số công nghệ web phức tạp, chẳng hạn như biên dịch just-in-time (JIT), bị vô hiệu hóa trừ khi người dùng loại trừ một trang web đáng tin cậy khỏi Lockdown Mode.
- Dịch vụ của Apple: Các lời mời và yêu cầu dịch vụ đến, bao gồm cả cuộc gọi FaceTime, sẽ bị chặn nếu người dùng trước đó chưa gửi cho người khởi tạo Lockdown Mode một cuộc gọi hoặc yêu cầu.
- Kết nối có dây với máy tính hoặc phụ kiện bị chặn khi iPhone bị khóa.
- Không thể cài đặt cấu hình và thiết bị không thể truy cập vào Mobile Device Management (MDM) khi Lockdown Mode được bật.
Trong tương lai, Apple sẽ tiếp tục cải tiến tính năng Lockdown Mode và đang tích cực trưng cầu ý kiến phản hồi từ cộng đồng bảo mật. Chương trình săn tiền thưởng Apple Security Bounty hiện có sẽ bao gồm một phần mới dành cho các nhà nghiên cứu tìm kiếm lỗ hổng bảo mật của Lockdown Mode với khoản tiền thưởng tăng gấp đôi, có nghĩa các nhà bảo mật có thể kiếm được đến 2 triệu USD khi tìm ra các lỗ hổng nghiêm trọng nhất.
Bình luận (0)