Tú đã nộp học bạ xét tuyển vào ngành tâm lý học của 3 trường ĐH ngoài công lập, ngành thiết kế nội thất của trường CĐ. Điểm khối A trong học bạ của Tú khá cao (toán: 8,3, lý: 9,0, hóa: 7,2) nên ngay lập tức nhận được giấy báo trúng tuyển của 4 trường ĐH. Tuy nhiên, khi Tú đến làm thủ tục nhập học tại một trong 2 trường CĐ thì đại diện trường cho biết sẽ hỏi ý kiến ban giám hiệu rồi trả lời nhưng đến nay vẫn chưa phản hồi. Đến một trường ĐH cũng bị từ chối nhận vào học và đề nghị thu lại giấy báo trúng tuyển. Lý do đưa ra là Tú không đủ sức khỏe để học và không thể hỗ trợ được người phiên dịch trong quá trình học của em. Khi gia đình cho biết sẽ tự thuê người phiên dịch cho Tú, trường cũng từ chối vì không thể cho người phiên dịch vào trường.
tin liên quan
Một số trường cao đẳng đã tuyển đủ chỉ tiêuMặc dù bậc cao đẳng (CĐ) năm nay được đánh giá là tuyển sinh vô cùng khó khăn khiến các trường đều phải sử dụng phương thức xét học bạ là chủ yếu, nhưng một số trường đến thời điểm này đã tuyển đủ bằng phương thức xét điểm THPT quốc gia.
Phản ánh với Báo Thanh Niên về chuyện này, giáo viên kiêm người phiên dịch cho Tú khi học phổ thông, cho biết: “Tôi đi cùng cha con Tú và cảm thấy rất buồn. Trong luật Người khuyết tật có quy định rõ là người khuyết tật được hỗ trợ học tập theo nhu cầu và khả năng của mình. Tú rất ham học và có khả năng. Không lẽ em không có cơ hội học ĐH ?”.
Phó hiệu trưởng của trường ĐH từ chối Tú nhập học giải thích đây là trường hợp đầu tiên trường gặp phải nên rất lúng túng vì hiện nay quy chế chưa có quy định riêng cho các đối tượng này. Thực tế đào tạo TS này cũng có những khó khăn nhất định. Vị lãnh đạo này cho biết thêm trường sẵn sàng dạy miễn phí những khóa học nghề để Tú có thể đi làm việc. Nếu Tú kiên quyết theo học ngành tâm lý học, trường cũng sẽ sẵn sàng tạo điều kiện học chung như bình thường. Về việc thi cử và cấp bằng, trường phải xin thêm ý kiến của Bộ GD-ĐT để có hướng giải quyết.
tin liên quan
Ba anh em sinh ba cùng đỗ vào Trường Sĩ quan thông tinHoàn cảnh khó khăn đến nỗi không có nổi chiếc xe đạp để tới trường, nhưng nhờ chăm chỉ học tập cùng nghị lực vươn lên, đã giúp 3 anh em sinh 3 ở Nghệ An cùng thi đỗ vào 1 trường quân đội.
Tuy nhiên, may mắn cũng đã đến với Tú khi chiều 4.8, thạc sĩ Đinh Công Viễn Phương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, một trong 2 trường ĐH mà Tú nộp hồ sơ và trúng tuyển, cho biết Tú đã được nhận vào học ngành tâm lý học và trường này cũng sẽ hỗ trợ người phiên dịch đồng thời miễn học phí 100% năm thứ nhất. Lý do là trước đây ngành học này của trường cũng đã từng đào tạo một số sinh viên khuyết tật nên trường có kinh nghiệm.
tin liên quan
Ví dụ về sự bất công trong cộng điểm ưu tiênViệc ưu tiên bằng cộng điểm xét tuyển vẫn có nhiều bất cập. Đáng quan tâm là thực tế có nhiều người lợi dụng chính sách ưu tiên này khiến người được hưởng không thực sự đúng đối tượng.
Luật quy định tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập
Điều 27 luật Người khuyết tật quy định giáo dục đối với người khuyết tật như sau:
- Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
- Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
- Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
|
Bình luận (0)